Ngày 25/7, ông Mohammad Eslami, Phó Tổng thống, kiêm người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) cho biết, chương trình làm giàu uranium của nước này có thể chậm lại, tùy vào tiến triển của thỏa thuận quốc tế đang bị đình trệ.
Iran nêu điều kiện làm chậm chương trình làm giàu urani |
Bên trong một cơ sở làm giàu uranium ở Iran. (Nguồn: AFP) |
Theo thỏa thuận năm 2015 giữa Iran với 6 cường quốc, bao gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), Tehran đã chấp nhận hạn chế các hoạt động hạt nhân để được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Tin liên quan |
Tạm gác lại thỏa thuận hạt nhân, Mỹ muốn điều gì nhất từ Iran? Tạm gác lại thỏa thuận hạt nhân, Mỹ muốn điều gì nhất từ Iran? |
Tuy nhiên, năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã rút Washington khỏi thỏa thuận trên. Đáp trả động thái này, Iran đã mở rộng công suất và tăng cấp độ làm giàu uranium vượt giới hạn quy định trong thỏa thuận.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Kyodo (Nhật Bản), Phó Tổng thống Eslami chia sẻ rằng, Tehran cam kết tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc thế giới, tuy nhiên, mong muốn tất cả các bên cùng thực hiện. Theo ông, nếu Mỹ và các bên ký kết khác tuân thủ cam kết, Iran sẽ hạ cấp độ làm giàu hạt nhân.
Phó Tổng thống Iran cũng khẳng định, hiện có nhiều cơ hội hợp tác hạt nhân đang mở ra đối với Tehran và Tokyo; Nhật Bản có thể hưởng lợi từ ngành công nghiệp hạt nhân đáng tin cậy của Iran.
Ngoài ra, ông Eslami cũng tiết lộ, quốc gia Trung Đông này đang lên kế hoạch xây dựng 6 nhà máy điện mới để sản xuất điện hạt nhân. Theo đó, nếu Nhật Bản sẵn sàng, Tehran sẽ tạo cơ hội cho sự hiện diện của Tokyo trong ngành công nghiệp hạt nhân Iran.
Nhật Bản trước đây đã từng đào tạo các nhà khoa học Iran trong một chương trình nhằm phát triển an toàn hạt nhân. Tuy nhiên, chương trình đã được đình chỉ ngay sau khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt Tehran vì phát triển chương trình hạt nhân.
Trước đó, hôm 16/7, theo người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby, thỏa thuận hạt nhân mới của các cường quốc với Iran không nằm trong chương trình nghị sự của Nhà Trắng và Washington hiện chỉ chú trọng vào việc giải cứu các công dân bị Tehran giam giữ.
Ông Kirby nhận định: “Chúng tôi đang trao đổi với các quan chức Iran về việc cố gắng đưa những người Mỹ bị giam giữ về nước, điều đó là đúng đắn... Việc quay trở lại thỏa thuận Iran không phải là trọng tâm chính trong chương trình nghị sự lúc này”.
Cũng trong ngày 16/7, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, hiện Nhà Trắng “không tiến gần đến bất kỳ hình thức thỏa thuận nào” liên quan chương trình hạt nhân của Iran.
Theo ông Sullivan, trong quan hệ với Tehran, trọng tâm chính của Washington là tìm cách trả tự do cho công dân Mỹ bị giam giữ ở quốc gia Trung Đông này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phát lệnh bắt con trai Tổng thống Somalia do lái xe gây tai nạn chết người ở Istanbul, đồng thời yêu cầu Mogadishu giải thích.
Tổng thống Zelensky bổ nhiệm tướng Trepak làm lãnh đạo mới của lực lượng đặc nhiệm Ukraine, lần thay người thứ hai trong vòng 6 tháng.
Lãnh đạo Việt Nam, Ireland ra tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Cảnh sát Ireland phát hiện 14 người di cư trong container đông lạnh trên phương tiện ở cảng Rosslare, ba trong số đó được cho là người Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế được xem là trọng tâm của Quốc hội khóa mới của Anh dự kiến diễn ra ngày 17/7.
Ukraine dùng UAV tầm xa dẫn đường bằng AI để tránh bị tác chiến điện tử đối phương gây nhiễu, khi tấn công cơ sở dầu khí sâu trong lãnh thổ Nga.
Với 70,4% phiếu bầu, cựu Bộ trưởng cấp cao Tharman Shanmugaratnam trở thành Tổng thống thứ 9 của Singapore.
Ngày 12/11, Phái đoàn Ukraine do Bộ trưởng Kinh tế Yuliia Svyrydenko dẫn đầu đã đến Mỹ để đàm phán về các gói hỗ trợ mới từ Washington và thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ.
Quân đội Mỹ thông báo phá hủy hai USV và một UAV do Houthi phóng ra Biển Đỏ, cùng 7 radar nhóm sử dụng để chỉ thị mục tiêu.