Tổng thống Iran kỳ vọng người đứng đầu giáo hội Công giáo sẽ tác động lên lãnh đạo các quốc gia nhằm ngăn chặn việc Israel tiếp diễn các cuộc tấn công.
Ngày 20-11, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian kêu gọi Giáo hoàng Francis dùng sức ảnh hưởng của mình lên chính phủ các quốc gia Thiên Chúa giáo nhằm chấm dứt chiến tranh ở Trung Đông, Hãng tin Fars đưa tin.
"Hãy cổ vũ các nhà lãnh đạo thế giới, đặc biệt là chính phủ của các quốc gia Thiên Chúa giáo, nhằm ngăn chặn sự tiếp diễn của các cuộc tấn công do chế độ Israel thực hiện", ông Pezeshkian nói, trong nội dung mà Hãng Fars cho là thông điệp mà Tổng thống Iran gửi đến người đứng đầu Giáo hội Công giáo toàn cầu.
Trang web của Chính phủ Iran cho biết thông điệp này được gửi đến Giáo hoàng Francis thông qua một phái đoàn Iran tham dự một sự kiện đối thoại tôn giáo được tổ chức ở Vatican.
Từ năm 1954, Tehran và Tòa thánh thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Vào năm 2022, lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei trong một thông điệp đã dành lời khen cho lập trường về việc củng cố quan hệ giữa Hồi giáo và Thiên Chúa giáo của vị Giáo hoàng.
Tuần trước, Giáo hoàng Francis cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế nên xem xét liệu chiến dịch quân sự của Israel tại Dải Gaza có đang cấu thành tội diệt chủng đối với người Palestine hay không - đây là một trong nhiều lời chỉ trích của người đứng đầu Công giáo khi nhắc đến cuộc xung đột đã kéo dài hơn 1 năm tại Trung Đông.
Theo Hãng tin Reuters, đặc phái viên Amos Hochstein của Mỹ cho biết ông sẽ bay đến Israel trong ngày 20-11 (giờ Mỹ) nhằm theo đuổi lệnh ngừng bắn giữa nhóm Hezbollah tại Lebanon và Israel.
Hôm 19-11, ông Hochstein đến Beirut, thủ đô của Lebanon. Đặc phái viên của Mỹ cho biết hiện có "cơ hội thực sự" cho một lệnh ngừng bắn khi Chính phủ Lebanon và nhóm Hezbollah đã đồng ý với đề xuất ngừng bắn của Mỹ.
Chủ tịch Hội đồng Điều hành Nhà nước Myanmar đã quyết định ân xá cho cựu Cố vấn Nhà nước, bà Aung San Suu Kyi, và bà sẽ bị quản thúc tại gia.
Nhật báo The Hankyoreh (Hàn Quốc) số ra ngày 16/7 đăng tải bài phân tích với nhận định rằng Israel chưa thể đánh bại được phong trào Hamas và các chiến thuật của họ dường như lại đang tiếp thêm sức cho lực lượng Palestine này.
Những 'đòn' ăn miếng trả miếng giữa Nga và Ukraine, vụ va chạm máy bay chết người ở Nhật Bản, tình hình xung đột ở Trung Đông, quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Quan chức Ukraine nói Nga đã phá hủy 80% hạ tầng quan trọng ở thành phố Pokrovsk tại Donetsk và chỉ còn cách trung tâm hậu cần này 7 km.
Đại sứ Nguyễn Nam Tiến nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với Liên minh châu Phi trên nhiều lĩnh vực.
“Học viện Ngoại giao là một môi trường văn minh, có truyền thống tôn sư trọng đạo, đoàn kết và cống hiến. Tôi rất tự hào được là một phần của nơi ấy”, Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh, Trưởng Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao chia sẻ trong không khí hướng tới kỷ niệm Ngày Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Văn phòng Tổng thống Ukraine thông báo các quan chức cấp cao của Ukraine, bao gồm Bộ trưởng Kinh tế Yulia Svyrydenko và Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov, đã bắt đầu chuyến thăm Washington ngày 30/8.
Phát biểu trước cuộc họp quan trọng về cuộc xung đột ở Ukraine, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 30/1 cho rằng Liên minh châu Âu (EU) nên tìm cách để tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine, bất chấp ý kiến của Hungary.
Nhiều trang tin Iran cùng đặt vấn đề tư lệnh lực lượng Quds của IRGC, ông Esmail Ghaani, vắng mặt nhiều ngày.