Bàn về căng thẳng tại Trung Đông, cả Iran và Israel đều sở hữu lợi thế quân sự riêng vì vậy rất khó để kết luận bên nào sẽ chiến thắng trong cuộc đối đầu này.
Tình hình Trung Đông liên tục leo thang trong những ngày vừa qua. Đáng chú ý là tối 1-10, Iran đã phóng nhiều tên lửa về phía lãnh thổ Israel sau nhiều ngày sục sôi căng thẳng. Cuộc tấn công được thực hiện bởi nhiều khí tài đường không khác nhau, trong đó có loại tên lửa Fattah lần đầu tiên được triển khai.
Vụ tấn công lập tức nhận được sự chú ý của dư luận quốc tế, bao gồm những băn khoăn về tương quan lực lượng giữa Iran và Israel nếu hai nước nổ ra một cuộc đụng độ toàn diện trực tiếp.
Theo bảng xếp hạng Global Firepower Index 2024 về chỉ số sức mạnh quân sự, quân đội Iran và Israel không chênh lệch nhau quá nhiều về sức mạnh quân sự tổng thể.
Cụ thể, Iran đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu, trong khi Israel đứng ở vị trí 17.
Nếu so sánh trực tiếp lực lượng vũ trang của Iran và Israel, Iran vượt trội hơn Israel về mặt nhân sự, số lượng xe tăng và các phương tiện vũ trang.
Iran là một trong những quốc gia sở hữu lực lượng vũ trang quy mô lớn nhất khu vực Tây Á, với ít nhất 610.000 quân nhân thường trực và khoảng 350.000 quân nhân dự bị đã qua đào tạo, được chia thành hai bộ phận: quân đội truyền thống và Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Trong khi đó lực lượng Israel chỉ có khoảng 170.000 quân nhân thường trực và 465.000 quân nhân dự bị.
Nếu Iran có lợi thế về mặt nhân sự thì Israel lại có lợi thế về vũ khí. Theo nhận định từ giới quan sát quốc tế, Israel sẽ có ưu thế về mặt quân sự, ở cả phương diện tấn công và phòng thủ trong trường hợp xảy ra một cuộc đụng độ trực tiếp.
Lực lượng không quân Israel tự hào sở hữu các công nghệ hàng đầu thế giới, với khoảng 612 máy bay, bao gồm các tiêm kích hiện đại. Trong khi đó không quân Iran có khoảng 551 máy bay, bay gồm các mẫu máy bay cũ và máy bay do nước này sản xuất.
Theo tạp chí Newsweek, không quân Israel đóng vai trò chủ chốt trong cuộc đối đầu dài hơi với Iran. Máy bay chiến đấu của Israel thường xuyên được điều động để tấn công các mục tiêu liên quan đến Iran ở Syria và Lebanon, bao gồm các cơ sở và nhân sự của IRGC. Đây cũng là một trong những lực lượng mạnh nhất thế giới.
Tuy nhiên Iran cũng được cho là sở hữu kho vũ khí tên lửa đồ sộ. Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh, kho vũ khí tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái của Iran có quy mô lớn và đa dạng bậc nhất khu vực Trung Đông, bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm và tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa tới 2.000km.
Về sức mạnh trên bộ, Israel có 1.370 xe tăng trong khi Iran có 1.996 xe tăng. Tuy nhiên, việc Iran sở hữu nhiều xe tăng hơn Israel không đảm bảo nước này có thể đạt được lợi thế về sức mạnh trên bộ.
Tuy có ít xe tăng hơn Iran nhưng Israel sở hữu các loại xe tăng tiên tiến như xe tăng Merkava, được coi là một trong những loại xe tăng thiện chiến nhất thế giới.
Mối quan hệ giữa Israel với Mỹ và các đồng minh phương Tây trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, cũng như những cải tiến không ngừng về công nghệ đã giúp quốc gia này chiếm ưu thế hơn so với Iran.
Hải quân không phải là lực lượng chủ lực của cả Iran và Israel, tuy nhiên Iran nổi tiếng với khả năng tấn công bằng tàu nhỏ. Theo dữ liệu Global Firepower, hạm đội tàu Iran có khoảng 101 chiếc, trong khi Israel chỉ có khoảng 67 chiếc. Ngoài ra, Iran vận hành 19 tàu ngầm, còn Israel chỉ có 5 tàu ngầm.
Israel luôn duy trì lực lượng hải quân nhỏ nhưng thiện chiến, chủ yếu có nhiệm vụ phòng thủ bờ biển và hỗ trợ các lực lượng trên bộ và trên không.
Trong số 5 tàu ngầm của hải quân Israel, có ba tàu ngầm lớp Dolphin với khả năng phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Đây là con át chủ bài giúp Israel trở thành cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, đóng vai trò chủ chốt là khâu an ninh cuối cùng trong trường hợp Israel bị tấn công, theo TheNational Interest.
Hải quân Iran có quy mô lớn hơn với nhiệm vụ kiểm soát các nút thắt hàng hải chiến lược như như Eo biển Hormuz. Tuy Iran sở hữu nhiều tàu hơn nhưng chúng đã cũ và không được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến như Israel.
Nga bắn hạ thêm UAV tại Belgorod, Kiev cáo buộc Moscow sát hại dân thường ở Kherson... là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
4 người thiệt mạng, ba người bị thương trong vụ xả súng tại một tiệc sinh nhật ở bang Kentucky, Mỹ.
Ngày 26/6, quân đội Hàn Quốc thông báo, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định ra vùng biển phía Đông.
Nghi phạm được cho là có liên quan đến một số vụ đánh bom ở Vùng Xanh ở Baghdad vào các năm 2009 và 2010, làm 376 người thiệt mạng và hơn 2.300 người bị thương.
Thị trưởng thành phố Chilpancingo, nơi nổi tiếng về bạo lực và những cuộc tranh giành địa bàn giữa các băng đảng ma túy ở Mexico, đã bị sát hại sau khi nhậm chức chưa đầy một tuần.
EU cho biết phán quyết của ICJ về việc Israel chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ Palestine 'nhìn chung phù hợp với quan điểm' của khối.
Sáng ngày 29/1, trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024, tại Nhà khách Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì buổi gặp mặt thường niên của Bộ Ngoại giao với các cơ quan đại diện nước ngoài và các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
Bộ Nội vụ Nga đưa Tổng thống Ukraine Zelensky vào danh sách truy nã nhưng chưa nêu lý do cụ thể.
Cơ quan y tế ở Dải Gaza cho biết hơn 20.000 người đã thiệt mạng vì xung đột Israel - Hamas, số thương vong lớn nhất trong 75 năm qua.