Iran được cho là đã thông báo với Nga về khả năng xảy ra một "chiến dịch khủng bố" lớn tại nước này trước vụ tấn công nhà hát ở ngoại ô Moskva.
"Vài ngày trước sự việc, Tehran đã chia sẻ thông tin với Moskva về một cuộc tấn công khủng bố lớn có thể xảy ra bên trong nước Nga. Thông tin này có được trong quá trình thẩm vấn những người bị bắt liên quan đến các vụ đánh bom chết người ở Iran", một nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề ngày 1/4 cho biết.
Nguồn tin thứ hai, cũng yêu cầu giấu tên do tính nhạy cảm của vấn đề, cho hay cảnh báo mà Tehran đưa ra với Moskva không có thông tin cụ thể về thời gian hay mục tiêu.
"Họ được chỉ thị chuẩn bị cho một chiến dịch quan trọng ở Nga. Một trong những kẻ khủng bố bị bắt ở Iran nói rằng các thành viên của nhóm đã đến Nga", người này nói.
Nguồn tin thứ ba, một quan chức an ninh cấp cao, cho biết "vì Iran là nạn nhân của các cuộc tấn công khủng bố trong nhiều năm nên chính quyền đã thực hiện nghĩa vụ cảnh báo Moskva dựa trên thông tin thu được từ những tay súng bị bắt".
Khi được hỏi về thông tin trên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói ông "không biết gì về việc này". Bộ Ngoại giao Iran từ chối bình luận.
Iran hồi tháng một bắt 35 người, trong đó có chỉ huy nhóm Nhà nước Hồi giáo Khorasan (ISIS-K), chi nhánh Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan. Theo Tehran, người này có liên quan đến vụ đánh bom gần mộ tướng Qasem Soleimani ở thành phố Kerman khiến gần 100 người chết ngày 3/1.
Các nguồn tin tình báo Mỹ khẳng định ISIS-K đã thực hiện cả vụ tấn công tại Iran và vụ xả súng ngày 22/3 ở Moskva. Bản thân IS cũng đã lên tiếng nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, Nga tỏ ra hoài nghi, cho rằng Ukraine có liên quan đến vụ tấn công, song không cung cấp bằng chứng. Kiev phủ nhận cáo buộc từ Moskva.
Vụ xả súng đêm 22/3 tại nhà hát Crocus ở ngoại ô Moskva khiến ít nhất 144 người chết và hàng trăm người bị thương. Bộ Các tình trạng khẩn cấp Nga cho hay gần 100 người vẫn mất tích sau vụ tấn công. Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt 12 người, trong đó có 4 tay súng mang quốc tịch Tajikistan trực tiếp tấn công nhà hát.
Vũ Hoàng (Theo Reuters)
Các bác sĩ nội trú Hàn Quốc phớt lờ tối hậu thư của chính phủ về việc không truy cứu trách nhiệm với người quay lại làm việc trước 29/2.
Israel, Italy cáo buộc Hezbollah tập kích các vị trí của UNIFIL ở miền nam Lebanon, LHQ cho biết một số lính gìn giữ hòa bình bị thương.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các cuộc xung đột ở Trung Đông và hiện đang liên lạc với tất cả các bên liên quan.
Tham tán Vũ Sơn Việt, Trưởng phòng Lãnh sự, Phó ban Công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, người trực tiếp tham gia công tác bảo hộ công dân Việt Nam cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow tối 22/3.
Đại diện thường trực của Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Julianne Smith ngày 14/12 nhấn mạnh hoạt động xuất khẩu vũ khí gần đây của Hàn Quốc sang Ba Lan đã giúp NATO giải quyết vấn đề năng lực của liên minh quân sự này, vốn bị suy giảm do chính sách viện trợ Ukraine.
Theo đài CNN, chiếc máy bay của hãng Voepass chở 61 người đã bị rơi ở thành phố Vinhedo, Brazil ngày 9-8. Hãng hàng không đã xác nhận toàn bộ hành khách cùng phi hành đoàn đã thiệt mạng.
Ngày 13/11, chính phủ Australia thông báo đang tiến tới việc đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trang bị vũ khí thông thường ở bang Nam Australia.
Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen (Đức) ngày 21/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố cầu Crimea là mục tiêu tấn công hợp pháp của Ukraine vì nó không đơn thuần là một tuyến đường hậu cần, 'đó là tuyến đường để vận chuyển đạn dược và quân sự hóa bán đảo Crimea'.
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc ngày 2/8 cho biết nước này cần khuyến khích công dân tham gia công việc chống gián điệp và cần thiết lập một cơ chế giúp những người dân bình thường tham gia vào hoạt động phản gián một cách 'bình thường'. Điều này khiến Washington lo lắng.