Ngày 21/11, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Benjmain Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas Mohammed Diab Ibrahim Al-Masri.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh |
Trụ sở ICC tại The Hague, Hà Lan. (Nguồn: AP) |
Hãng tin Reuters cho hay, ICC thông báo qua tài khoản mạng xã hội X rằng: "Tòa sơ thẩm ICC bác bỏ các khiếu nại của Nhà nước Israel đối với quyền tài phán và ban hành lệnh bắt giữ đối với ông Benjamin Netanyahu và ông Yoav Gallant".
Tin liên quan |
Bỏ ngoài tai lời can ngăn của Mỹ và Anh, Quốc hội Israel thông qua lệnh cấm chưa từng có, cộng đồng quốc tế phẫn nộ Bỏ ngoài tai lời can ngăn của Mỹ và Anh, Quốc hội Israel thông qua lệnh cấm chưa từng có, cộng đồng quốc tế phẫn nộ |
Theo ICC, việc Israel chấp nhận thẩm quyền của cơ quan này là không bắt buộc.
Về mặt lý thuyết, động thái của ICC hạn chế quyền đi lại của Thủ tướng Netanyahu, bởi vì bất kỳ quốc gia nào trong số 124 thành viên của Tòa án đều có nghĩa vụ bắt giữ người đứng đầu chính phủ Israel trên lãnh thổ của họ.
Với lệnh bắt giữ mới nhất này, Văn phòng Thủ tướng Israel cùng ngày nêu rõ: "Israel hoàn toàn phản đối các hành động cáo buộc vô lý và sai trái của ICC".
Cùng ngày, Ngoại trưởng Israel Gideon Saar cũng ra tuyên bố trên mạng xã hội X rằng ICC đã "không còn tính hợp pháp" sau khi ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel.
Về phần Palestine, bày tỏ hoan nghênh lệnh bắt giữ của ICC, chính quyền nước này ra tuyên bố đánh giá, quyết định của Tòa "thể hiện hy vọng và niềm tin vào luật pháp quốc tế cũng như các thể chế của cơ quan luật pháp này”.
Tuyên bố được hãng thông tấn chính thức Wafa đăng tải đồng thời kêu gọi các thành viên ICC thực thi “chính sách cắt đứt liên lạc và những cuộc họp với các cá nhân bị truy nã quốc tế”, bao gồm ông Netanyahu và ông Gallant.
Về phía Mỹ, hãng thông tấn AFP dẫn tuyên bố của Nhà Trắng cho hay, Washington "về cơ bản bác bỏ” quyết định của ICC.
Một người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ bày tỏ: “Chúng tôi vẫn rất quan ngại về việc Công tố viên ICC vội vàng tìm kiếm lệnh bắt giữ và những sai sót trong quy trình dẫn đến quyết định này. Mỹ đã nêu rõ ICC không có thẩm quyền đối với vấn đề này”.
Trong khi đó, nhiều nước phương Tây đã lên tiếng ủng hộ quyết định của ICC và cam kết sẽ thực thi lệnh bắt giữ này.
Theo AFP, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell nhấn mạnh, lệnh bắt giữ của ICC với các quan chức cấp cao Israel và thủ lĩnh Hamas “có tính ràng buộc” và cần phải được thực thi, nhấn mạnh đây không phải là quyết định chính trị.
Theo ông, tất cả các quốc gia, "mọi nước thành viên của ICC - trong đó có các nước thành viên của EU - đều có nghĩa vụ thực thi phán quyết này”.
Cùng ngày, Thủ tướng Ireland Simon Harris đánh giá, các lệnh bắt giữ là bước đi quan trọng và có ý nghĩa, nhấn mạnh rằng bất kỳ ai "có khả năng hỗ trợ thực hiện công việc quan trọng của ICC đều phải hành động ngay lập tức”.
Tương tự, các nước Thụy Sỹ, Hà Lan, Italy, Thụy Điển và Tây Ban Nha đều cam kết sẽ thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của mình liên quan đến Quy chế Rome và luật pháp quốc tế. Áo cũng đưa ra tuyên bố tương tự, mặc dù Ngoại trưởng nước này Alexander Schallenberg cho rằng lệnh các bắt giữ trên là vô lý.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Na Uy Espen Barth Eide nêu rõ: "Điều quan trọng là ICC phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thận trọng. Tôi tin tưởng rằng tòa án sẽ tiến hành vụ án dựa trên các tiêu chuẩn xét xử công bằng cao nhất".
Còn Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đánh giá, lệnh bắt giữ của ICC là một bước đi "đầy hy vọng" và cực kỳ quan trọng.
Nam Phi và Canada cũng khẳng định sẽ tuân thủ mọi quy định và phán quyết của tòa án quốc tế.
Chỉ còn hơn 24 giờ nữa, hai đối thủ Donald Trump của đảng Cộng hòa và Kamala Harris của đảng Dân chủ sẽ phân thắng bại trong cuộc rượt đuổi vào Nhà Trắng. Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc chạy đua lịch sử, kịch tính và hấp dẫn này của xứ cờ hoa.
Ngoại trưởng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tề tựu ở Brussels (Bỉ) từ ngày 28-30/11 để thảo luận nhiều vấn đề lớn.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 10/9 đã có cuộc hội đàm đầu tiên với người đồng cấp Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi sau nhiều năm và tuyên bố bắt đầu một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa hai nước.
Ngay sau khi lấy chồng, Akiko Saikawa đối mặt ác mộng về thủ tục hành chính, khi phải làm lại loạt giấy tờ tùy thân vì đổi họ theo chồng.
Thượng nghị sĩ J.D. Vance chỉ có hai năm kinh nghiệm làm quan chức dân cử và từng có thời gian chỉ trích ông Trump cực kỳ dữ dội.
Quan hệ Hàn Quốc-Triều Tiên, tình hình xung đột Ukraine và Dải Gaza, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra bị truy tố tội khi quân, căng thẳng Chile-Argentina... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Thăm và làm việc tại Cuba, đoàn đại biểu Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam đã có nhiều hoạt động thúc đẩy quan hệ chuyên ngành song phương; dự Hội nghị quốc tế lần thứ XI về tư pháp và pháp luật của Cuba.
Ngày 13-9, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân (Dong Jun) nói rằng 'đàm phán' là giải pháp duy nhất cho các cuộc xung đột như xung đột Nga - Ukraine và cuộc chiến ở Dải Gaza.
Tại cuộc họp báo hôm nay 4-9, cảnh sát quốc gia Philippines xác nhận bà Alice Guo - cựu thị trưởng thị trấn Bamban thuộc tỉnh Tarlac của Philippines - đã bị bắt tại Indonesia.