Bệnh lý túi thừa bàng quang ban đầu không có biểu hiện rõ ràng, đến khi thể tích của túi thừa tăng dần sẽ xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác.
Tối 8-4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa phẫu thuật cắt bỏ túi thừa bàng quang thành công cho một ca bệnh đặc biệt.
Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn T. (58 tuổi) ở huyện Vân Đồn. Ông T. cho biết ở nhà thường thấy bụng dưới to, sau khi đi tiểu xong vẫn không thoải mái nên đi viện khám. Qua kết quả siêu âm và chụp cắt lớp vi tính phát hiện túi thừa bàng quang kích thước lớn (15 x 20cm) và tuyến tiền liệt phì đại.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị túi thừa bàng quang, u phì đại tuyến tiền liệt, được chỉ định phẫu thuật cắt túi thừa bàng quang và xử trí khối phì đại.
Ca mổ được thực hiện bởi bác sĩ Phạm Việt Hùng - trưởng khoa ngoại, cùng các cộng sự. Mặc dù bệnh nhân đã đi tiểu trước mổ nhưng khi đặt sond tiểu trong mổ thì số lượng nước tiểu còn dư trong bàng quang và túi thừa lên đến 3.200ml.
Bệnh nhân được phẫu thuật theo đường dưới phúc mạc, kiểm tra thấy bàng quang giãn to và có thông với một túi thừa dung tích lớn ở bên thành trái, tuyến tiền liệt phì đại đẩy vào lòng bàng quang gây tiểu khó và giãn bàng quang.
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu tích cắt bỏ túi thừa bàng quang và bóc khối u tuyến tiền liệt. Ca mổ diễn ra thuận lợi sau khoảng 1 giờ phẫu thuật.
Siêu âm và chụp bàng quang kiểm tra sau phẫu thuật thấy bàng quang trở lại vị trí bình thường, lượng nước tiểu tồn dư sau mổ không đáng kể. Hiện người bệnh ổn định, vết mổ khô, rút thông đi tiểu tốt.
Ông T. chia sẻ: "Khoảng 2 tháng trở lại đây, tôi hay thấy đau tức bụng dưới, bụng lại chướng căng, đầy hơi nên nghĩ mình bị bệnh dạ dày, muốn vào bệnh viện để nội soi. Sau khi khám, bác sĩ nói rằng tôi có một túi thừa bàng quang trong bụng có thể chứa hơn 3 lít nước tiểu, tôi thực sự bất ngờ khi mình mắc bệnh lý lạ như vậy. May mắn được các bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời mà tôi thoát khỏi biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này".
Theo bác sĩ Phạm Việt Hùng, túi thừa bàng quang là tình trạng thoát vị của lớp niêm mạc bàng quang qua cơ bàng quang. Nguyên nhân của túi thừa bàng quang có thể là mắc phải hoặc bẩm sinh.
Trường hợp túi thừa của bệnh nhân T. hình thành do khối phì đại tuyến tiền liệt to lồi vào lòng bàng quang làm tắc nghẽn đường ra của nước tiểu, gây tiểu khó, tăng áp lực lên bàng quang dẫn đến giãn, lâu dần hình thành túi thừa bàng quang kích thước lớn.
Khi phẫu thuật, ê kíp thấy bàng quang "khổng lồ" của bệnh nhân T. chứa hơn 3 lít nước tiểu, gấp 6 lần dung tích bàng quang bình thường.
Ê kíp tiến hành cắt bỏ túi thừa bàng quang và khối u phì đại tuyến tiền liệt, nguyên nhân gây tình trạng này. Ca phẫu thuật thành công giúp người bệnh hết các triệu chứng đau tức bụng, đi tiểu nhiều lần, tiểu không hết, nâng cao chất lượng cuộc sống sinh hoạt về sau.
Bệnh lý túi thừa bàng quang ban đầu không có biểu hiện rõ ràng, đến khi thể tích của túi thừa tăng dần sẽ xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác, như: đau tức bụng dưới, tiểu ít hay chướng bụng, đầy hơi do túi thừa bàng quang chứa nước tiểu chèn ép vào dạ dày…
Vì thành của túi thừa chỉ có lớp niêm mạc và thanh mạc mà không có lớp cơ, cổ túi thừa lại hẹp nên chức năng tống xuất nước tiểu của túi thừa rất kém, nước tiểu ứ đọng trong túi thừa lâu ngày dẫn đến các triệu chứng và biến chứng: ứ đọng mạn tính gây đau ở vùng tiểu khung, nhiễm khuẩn niệu, sỏi túi thừa, rối loạn tiểu tiện, bí tiểu cấp hoặc mạn, ứ nước ở niệu quản và thận sẽ gây suy chức năng đường tiết niệu, nguy hiểm nhất là khối u hay những biến đổi tiền ác tính.
Phẫu thuật cắt bỏ túi thừa là phương pháp điều trị tối ưu giúp bệnh nhân khỏi bệnh triệt để, tránh biến chứng nguy hiểm.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần đi thăm khám, tầm soát sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể. Khi có những triệu chứng bất thường như: đau tức bụng, tiểu bí tiểu khó, nhiễm khuẩn tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần, chướng bụng… thì người dân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị với phương pháp tối ưu nhất.
Dù có thu nhập gần 50 triệu một tháng thế nhưng người đàn ông 40 tuổi không dám tiêu tiền, thậm chí anh chia sẻ “không dám cầm đồng tiền chứ đừng nói đến tiêu tiền” và được bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng sợ tiền.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế Vĩnh Phúc tập trung cấp cứu, điều trị kịp thời cho 336 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa ngày 14-5.
Lựa chọn phương pháp lọc nước phù hợp là một việc vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn nước uống tại nhà, bởi nước uống dù đã qua xử lý tại nhà máy vẫn có thể còn chứa chất ô nhiễm.
Ngày 18-4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh có công văn chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, yêu cầu đeo khẩu trang toàn thời gian khi ở trường.
Rong kinh nếu lơ là, không thăm khám và điều trị từ sớm, bệnh có thể gây vô sinh, hiếm muộn, cướp đi 'thiên chức' làm mẹ của chị em phụ nữ.
'Đặt hàng' được đưa ra trong bối cảnh hiện TP.HCM có đến hơn 92% bệnh viện chưa đủ điều kiện thẩm định bệnh án điện tử.
Ngành y tế Hà Tĩnh đang khẩn trương làm rõ nguyên nhân nhiều người dân bị côn trùng đốt gây ngứa, mẩn đỏ để sớm xử lý nguồn bệnh.
Một thai phụ ở vùng núi Quảng Nam nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Nghe cuộc gọi từ bệnh viện, thầy giáo tức tốc đến bệnh viện lúc 3h sáng để hiến tiểu cầu cứu người.
Dù được bác sĩ Trung tâm Y tế TP Phú Quốc tận tình cứu chữa nhưng sản phụ M. bị băng huyết nặng, hôn mê sâu, tụt huyết áp, nên đã tử vong.