Hướng đến Tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững

16:40 16/08/2024

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 9 diễn ra ngày 16/8 tại Chiềng Mai, Thái Lan với sự tham dự của các nước thành viên gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Hướng đến tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 9 diễn ra ngày 16/8 tại Chiềng Mai, Thái Lan.

Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị, các nước đánh giá hợp tác Mekong-Lan Thương thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng khu vực Mekong hoà bình, ổn định và phát triển bền vững.

Các nước hoan nghênh Thái Lan và Trung Quốc, với vai trò đồng Chủ tịch cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương, đã thúc đẩy tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 9 nhằm đánh giá việc triển khai những định hướng được các nhà Lãnh đạo 6 nước thông qua tại Hội nghị Cấp cao Mekong-Lan Thương tháng 12/2023, đồng thời thúc đẩy triển khai Kế hoạch hành động Mekong-Lan Thương giai đoạn 2023-2027.

Các nước hoan nghênh kết quả ấn tượng của hợp tác Mekong-Lan Thương với gần 100 dự án do Quỹ Đặc biệt Mekong-Lan Thương tài trợ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, địa phương và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như thương mại, nông nghiệp, du lịch, quản lý nguồn nước, môi trường, phát triển xanh, y tế, xoá đói giảm nghèo, trao quyền cho phụ nữ.

Với chủ đề “Hướng tới tương lai an toàn và bền vững hơn cho khu vực Mekong-Lan Thương”, các nước thành viên đề xuất nhiều ý tưởng mới nhằm nắm bắt các cơ hội mở ra từ những xu hướng phát triển mới về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các tiến bộ khoa học - công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển.

Các nước nhất trí đẩy mạnh kết nối thông qua phát triển hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, hàng không, bảo đảm chuỗi cung ứng ổn định, thúc đẩy nông nghiệp thông minh và bền vững, tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai, giảm ô nhiễm không khí và phòng chống tội phạm xuyên biên giới.

Đặc biệt, quản lý bền vững nguồn nước tiếp tục là nội dung được ưu tiên hàng đầu tại hội nghị; các nước khẳng định nỗ lực triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương giai đoạn 2023-2027 và ủng hộ Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương lần thứ 2 trong năm 2025.

Hướng đến tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững
Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng (giữa) dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác Mekong-Lan Thương. Thứ trưởng nhấn mạnh năm kết quả và đóng góp nổi bật của hợp tác Mekong-Lan Thương trong thời gian qua, đó là cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn, hợp tác hiệu quả và thực chất hơn, lĩnh vực hợp tác mở rộng hơn, sự tham gia sâu rộng hơn của các thành phần xã hội, và mang lại lợi ích thiết thực hơn cho người dân.

Để hiện thực hoá tầm nhìn phát triển đã được các nhà Lãnh đạo Mekong-Lan Thương thông qua, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã đưa ra một số đề xuất quan trọng:

Thứ nhất, một khu vực Mekong-Lan Thương hiện đại và phát triển phải dựa trên cơ sở bảo đảm thương mại, đầu tư và kết nối thông suốt giữa các nước thành viên. Việt Nam đề xuất Mekong-Lan Thương hợp tác mở rộng thị trường, củng cố chuỗi cung ứng bền vững, kết nối hạ tầng giao thông. Mekong-Lan Thương cần ưu tiên nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thông qua triển khai hiệu quả Hành lang đổi mới sáng tạo Mekong-Lan Thương.

Thứ hai, để xây dựng một , các nước Mekong-Lan Thương cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ứng phó biến đổi khí hậu. Việt Nam ủng hộ Sáng kiến về đẩy mạnh hơn nữa hợp tác Mekong-Lan Thương về nguồn nước và đề xuất các nước tăng cường hợp tác trong quản lý lũ lụt và hạn hán, chia sẻ dữ liệu thuỷ văn, tiến hành các nghiên cứu chung, đồng thời xem xét tổ chức Ngày nước Mekong-Lan Thương nhằm nâng cao nhận thức về quản lý, sử dụng và bảo vệ bền vững nguồn nước sông Mekong-Lan Thương.

Thứ ba, hợp tác Mekong-Lan Thương cần tiếp tục đóng góp thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, sự gắn bó sâu sắc giữa nhân dân sáu nước, đồng thời tiếp tục thúc đẩy cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm. Đây cần là nền tảng cho sự phát triển của Mekong-Lan Thương giai đoạn tiếp theo. Theo đó, hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương vào năm 2025, Việt Nam đề xuất tăng cường và đa dạng hoá hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu thanh niên, kết nối địa phương, doanh nghiệp, tìm kiếm những ý tưởng hợp tác mới từ thế hệ trẻ của sáu nước.

Các đề xuất và đóng góp của Việt Nam đã được các nước ghi nhận, đánh giá cao và đưa vào các văn kiện về định hướng hợp tác Mekong-Lan Thương trong thời gian tới.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 9 đã thành công tốt đẹp. Hội nghị đã ra Thông cáo báo chí chung và thông qua ba sáng kiến mới về tăng cường hợp tác quản lý tài nguyên nước, xây dựng môi trường không khí sạch và phòng chống tội phạm xuyên biên giới.

Các nước nhất trí Hội nghị Bộ trưởng Mekong-Lan Thương lần thứ 10 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc trong năm 2025 nhằm tiếp tục đẩy mạnh hợp tác Mekong-Lan Thương, đóng góp cho hoà bình, ổn định và sự phát triển thịnh vượng và bền vững của khu vực.

Có thể bạn quan tâm
IAEA hối thúc chấm dứt tấn công quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine

IAEA hối thúc chấm dứt tấn công quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine

16:20 24/06/2024

Ngày 23/6, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hối thúc dừng các cuộc tấn công vào thị trấn Enerhodar gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine.

Kêu gọi Triều Tiên ngừng thả bóng bay rác; Mỹ, Hàn tăng cường hợp tác răn đe mở rộng

Kêu gọi Triều Tiên ngừng thả bóng bay rác; Mỹ, Hàn tăng cường hợp tác răn đe mở rộng

17:30 28/07/2024

Hãng Yonhap ngày 28/7 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc và Mỹ mạnh mẽ kêu gọi Bình Nhưỡng ngay lập tức chấm dứt các vụ thả bóng bay chở rác sang nước láng giềng.

Mỹ chính thức lặp lại quyết định thời ông Trump về Houthi, mở đợt tấn công thứ 4 vào Yemen

Mỹ chính thức lặp lại quyết định thời ông Trump về Houthi, mở đợt tấn công thứ 4 vào Yemen

10:40 18/01/2024

AFP đưa tin, ngày 17/1, Mỹ tuyên bố đưa phong trào Hồi giáo Houthi ở Yemen trở lại danh sách các thực thể khủng bố do lực lượng này liên tục tấn công tàu thuyền trên các tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp tục vào viện

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp tục vào viện

07:50 12/02/2024

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin lại được đưa tới bệnh viện do các triệu chứng về bàng quang, sau lần gây tranh cãi vì bí mật phẫu thuật tuyến tiền liệt.

Ảnh ấn tượng (6-12/11): Nga họp kín về chiến dịch quân sự, Ukraine bàn tự chủ vũ khí, Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới Iraq, Israel tấn công Gaza trên bộ

Ảnh ấn tượng (6-12/11): Nga họp kín về chiến dịch quân sự, Ukraine bàn tự chủ vũ khí, Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới Iraq, Israel tấn công Gaza trên bộ

07:40 13/11/2023

Tổng thống Nga họp kín với bộ chỉ huy chiến dịch quân sự ở Ukraine, ông Zelensky nói về tự chủ vũ khí, Israel tấn công trên bộ Gaza, Ngoại trưởng Mỹ tới Iraq không báo trước, sương mù tại Ấn Độ, lũ lụt ở Somalia… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Lý do 'xe tăng mai rùa' Nga tung hoành trên chiến trường

Lý do 'xe tăng mai rùa' Nga tung hoành trên chiến trường

20:10 26/04/2024

Xe tăng lắp giáp mai rùa Nga có thể tự do ra vào phòng tuyến Ukraine do Kiev thiếu đạn pháo và tên lửa, phải phụ thuộc vào drone tự sát.

Tình hình Ukraine: Mỹ nhận định về mục tiêu của ông Putin, LHQ lên án, đề nghị Moscow chấm dứt 'ngay lập tức' điều này

Tình hình Ukraine: Mỹ nhận định về mục tiêu của ông Putin, LHQ lên án, đề nghị Moscow chấm dứt 'ngay lập tức' điều này

08:10 30/12/2023

Ngày 29/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định, vụ tấn công tên lửa mới nhất của Nga vào Ukraine là 'một lời nhắc nhở rõ ràng với thế giới rằng, mục tiêu của Tổng thống Putin vẫn không thay đổi'.

Cách Israel căn chỉnh phản ứng với đòn tập kích của Iran

Cách Israel căn chỉnh phản ứng với đòn tập kích của Iran

11:10 22/04/2024

Thủ tướng Netanyahu muốn lập tức đáp trả sau khi Iran tập kích lãnh thổ Israel, nhưng cần căn chỉnh phản ứng để tránh nguy cơ kích hoạt một cuộc chiến tổng lực.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới