Trước những chuyến thăm quốc tế bất ngờ của Thủ tướng Hungary Viktor Orban những ngày qua, Tổng thư ký NATO cho biết liên minh không thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine.
Hungary, Trung Quốc nâng cấp quan hệ; Budapest khuyên châu Âu 'hãy thắt dây an toàn' vì những bất ngờ đang tới |
Thủ tướng Hungary Viktor Orban hội đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 8/7. (Nguồn: Tân hoa xã) |
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói trong chương trình "Face the Nation" ngày 7/7 của Đài CBS rằng mặc dù Thủ tướng Hungary Viktor Orbán gần đây đã đến thăm Moscow, "điều đó không thay đổi các quyết định chung" mà liên minh đã đưa ra liên quan đến Ukraine.
"Thực tế là chúng tôi có thể đưa ra quyết định về cách chúng tôi sẽ tăng cường hỗ trợ cho Ukraine vì tất cả chúng tôi đều muốn hòa bình" Stoltenberg nói.
Tuần trước, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã có chuyến thăm đầu tiên tới Kiev kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine. Chỉ ba ngày sau, ông lại gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã ám chỉ về những “cuộc họp bất ngờ” sắp tới tương tự như chuyến thăm gần đây giữa ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev trong một cuộc phỏng vấn với tờ Die Weltwoche của Thụy Sỹ.
Tin liên quan |
Thủ tướng Hungary cảnh báo NATO rời xa mục đích phòng thủ ban đầu, khả năng rơi vào nguy cơ tự diệt vong Thủ tướng Hungary cảnh báo NATO rời xa mục đích phòng thủ ban đầu, khả năng rơi vào nguy cơ tự diệt vong |
“Tuần tới, tôi sẽ có những cuộc họp bất ngờ”, Orban phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên máy bay, đồng thời nói thêm rằng cuộc họp bất ngờ đầu tiên được ấn định vào sáng ngày 8/7 (giờ châu Âu).
Sau phát biểu của ông Orban, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto đã ra tuyên bố khuyên “các chính trị gia ủng hộ xung đột ở châu Âu” hãy “thắt dây an toàn” trong tuần tới.
Trong bài đăng trước đó, ông Szijjarto đã đề cập rằng “Chính phủ Hungary đang hành động” và bảo đảm rằng sáu tháng tới sẽ “tập trung vào sứ mệnh gìn giữ hòa bình”.
Đúng theo tuyên bố, ngày 8/7, ông Orbán đã có chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc sau những chuyến đi tương tự vào tuần trước tới Nga và Ukraine để thảo luận về triển vọng giải quyết hòa bình cuộc xung đột kéo dài hơn hai năm.
Hungary đã đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu trong tháng này và ông Orbán đã bắt tay vào một sứ mệnh hòa bình, tuy nhiên, sứ mệnh này không nhận được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo châu Âu khác.
“Trung Quốc là một cường quốc chủ chốt trong việc tạo ra các điều kiện cho hòa bình trong cuộc xung đột Nga-Ukraine”, Thủ tướng Orbán viết trên nền tảng mạng xã hội X. “Đây là lý do tại sao tôi đến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, chỉ hai tháng sau chuyến thăm chính thức của ông tới Budapest”.
“Sứ mệnh hòa bình 3.0” là lời chú thích của cho một bức ảnh được đăng trên X khi ông hạ cánh xuống Bắc Kinh.
Theo AP, trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Orbán mô tả Trung Quốc là một thế lực ổn định trong bối cảnh toàn cầu bất ổn và ca ngợi các sáng kiến hòa bình “mang tính xây dựng và quan trọng” của nước này.
Trung Quốc đã thúc đẩy kế hoạch hòa bình sáu điểm của riêng mình, được ban hành với Brazil vào tháng 5. Bắc Kinh nói rằng họ trung lập trong cuộc xung đột, mặc dù trên thực tế họ và Moscow vẫn thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp nhà nước, thương mại ngày càng tăng và có các cuộc tập trận quân sự chung.
Trong khi tiếp Thủ tướng Orbán, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi Nga và Ukraine ngừng bắn và kêu gọi các cường quốc khác tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán. Chỉ khi tất cả các cường quốc thể hiện "năng lượng tích cực thay vì năng lượng tiêu cực" thì lệnh ngừng bắn mới có thể xảy ra, ông Tập Cận Bình cho biết, theo CCTV.
Trong chuyến đi, Trung Quốc và Hungary nâng cấp quan hệ lên thành “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong mọi hoàn cảnh”, vốn chỉ áp dụng với Belarus, Pakistan và Venezuela.
Xung đột Nga - Ukraine, Tổng thống Putin nói mục đích phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, rơi máy bay Nga chở tù binh, khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza, đình công ở Đức, biểu tình tại Pháp… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Ngày 8/8, Thủ tướng Niger Ouhoumoudou Mahamadou trong Chính phủ của Tổng thống Mohamed Bazoum phủ nhận thông tin về sự xuất hiện của lực lượng Wagner ở nước này, nơi vừa xảy ra cuộc đảo chính vào cuối tháng trước.
Quan chức Ukraine cho biết lực lượng Nga đang tiến công theo hai hướng nhằm vào Avdeevka, thành phố thuộc tỉnh Donetsk được ví như 'Bakhmut thứ hai'.
TS. Phạm Lan Dung - Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, đã vinh dự trở thành đại diện Việt Nam đầu tiên giữ vị trí Chủ tịch thứ tám của Hội Luật quốc tế châu Á giai đoạn 2023-2025.
Lực lượng vũ trang Bolivia đã rút lui khỏi dinh tổng thống tại La Paz và một tướng quân đội đã bị bắt, sau khi Tổng thống Luis Arce lên án âm mưu đảo chính và kêu gọi hỗ trợ quốc tế.
Ngày 13/2, Nga tuyên bố Thủ tướng Estonia Kaja Kallas là người 'bị truy nã' vì một vụ án hình sự không được tiết lộ.
Cảnh sát Israel thông báo bắt 5 nghi phạm có liên hệ với IS, chặn đứng âm mưu đánh bom trung tâm thương mại ở thành phố Tel Aviv.
Thực hiện đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài”, ngày 5/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait đã tổ chức lễ kỷ niệm 36 năm UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.
Ngoại trưởng Israel nói nước này sẵn sàng cho phép tàu chở hàng viện trợ đến Dải Gaza 'ngay lập tức', theo hàng lang trên biển do Cyprus đề xuất.