Đối mặt với sự gia tăng của thách thức khí hậu toàn cầu, 6 nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng nỗ lực hợp tác để giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực cũng như phúc lợi của người dân.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực |
Sáu nước tham gia Hợp tác Lan Thương - Mekong đã nhất trí hoàn thiện khuôn khổ Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong (Nguồn: mountaingeographies.com) |
GS. Tống Thanh Nhuận thuộc Học viện châu Á Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh cho biết, nước là nguồn sống, sông Lan Thương - sông Mekong là con sông xuyên quốc gia quan trọng trong khu vực, và hợp tác Lan Thương - Mekong ra đời là vì nước.
Cả 6 nước tham gia hợp tác Lan Thương - Mekong ngày càng nhận thức được sự khan hiếm và tầm quan trọng của tài nguyên nước, đồng thời ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác tốt về tài nguyên nước đối với việc thúc đẩy quá trình hợp tác tổng thể giữa các quốc gia lưu vực Lan Thương - Mekong.
Trong những năm gần đây, hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong đã đặt được thành tích nổi bật. Đánh giá về “Kế hoạch hành động 5 năm Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong (2018-2022)” cho thấy, trong 5 năm qua, Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong bước đầu đã xây dựng lên cơ chế hợp tác tương đối hoàn thiện, việc chia sẻ thông tin được mở rộng hơn nữa, năng lực quản lý tài nguyên nước của 6 nước đã được nâng cao, sự hợp tác thực tế mà điển hình là Hành động Suối ngọt Lan Thương-Mekong đã mang lại lợi ích cho người dân địa phương, sự tham gia và hiểu biết của người dân tiếp tục được tăng cường.
Theo Kế hoạch hành động 5 năm Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong (2023-2027), 6 nước tham gia Hợp tác Lan Thương - Mekong đã nhất trí hoàn thiện khuôn khổ Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương Mekong, và tiếp tục tổ chức thường xuyên Hội nghị cấp Bộ trưởng Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong và Diễn đàn Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong, tích cực thúc đẩy trao đổi và hợp tác trong quản lý toàn lưu vực như phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên nước, thông tin thủy văn, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, xây dựng năng lực và đào tạo nhân viên…
GS. Tống Thanh Nhuận cho rằng, đây không những chỉ ra phương hướng phát triển và hợp tác tài nguyên nước trên toàn lưu vực trong vài năm tới, mà còn đặt ra một số nội dung, biện pháp hoặc dự án hợp tác trọng điểm cụ thể, nhất định sẽ thúc đẩy sự phát triển và hợp tác tài nguyên nước cả lưu vực bước lên tầm cao mới, để tài nguyên nước trên toàn lưu vực mang lại hạnh phúc và lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội và cải thiện sinh kế của người dân ở các nước lưu vực một cách tốt hơn, đồng thời cũng sẽ cung cấp một số kinh nghiệm cho cuộc hợp tác tài nguyên nước tương tự trong khu vực ở các nơi khác trên thế giới.
Tại Hội nghị Nhà lãnh đạo Hợp tác sông Lan Thương - sông Mekong lần thứ 4 bằng hình thức trực tuyến ngày 25/12, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kêu gọi thúc đẩy sự hợp tác xanh, tôn trọng đầy đủ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tất cả các nước trong việc khai phá và sử dụng tài nguyên nước hợp, và chú ý đến mối quan tâm của nhau.
Ông cho biết, Trung Quốc sẵn sàng thảo luận và tìm cách hợp tác với các nước trong việc quản lý cả lưu vực sông Lan Thương - Mekong, đồng thời đẩy mạnh hợp tác trong chuyển đổi năng lượng, bảo vệ sinh thái...
GS. Tống Thanh Nhuận khẳng định, trong tương lai, 6 nước Lan Thương - Mekong có thể tăng cường hơn nữa long tin và xóa tan nghi ngờ, quan tâm và giải đáp tốt hơn những mối quan ngại hợp lý của nhau về việc sử dụng bền vững tài nguyên nước, tăng cường sự phối hợp chính sách của nhau, tăng cường xây dựng năng lực tương quan tại các quốc gia lưu vực, và cùng thực hiện tốt những nội dung về hợp tác tài nguyên nước trong “Kế hoạch hành động 5 năm Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong (2023-2027)”, như vậy sẽ giúp đảm bảo sử dụng tài nguyên nước Lan Thương - Mekong một cách công bằng và bền vững.
Trung Quốc đã bắt đầu chia sẻ thông tin thủy văn hằng năm của sông Lan Thương với các nước sông Mekong kể từ năm 2020, và cùng tạo cơ sở chia sẻ thông tin về Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong.
GS. Tống Thanh Nhuận cho rằng, những biện pháp này đã thúc đẩy sự hợp tác tài nguyên nước lên một tầm cao mới, có lợi cho việc ứng phó một cách tốt hơn với biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán và những tai hại mà nó mang lại cho các quốc gia lưu vực, đồng thời có lợi cho các quốc gia lưu vực sông Lan Thương - sông Mekong sử dụng tốt hơn tài nguyên nước của dòng sông này, và cũng giúp cho quốc gia ở thượng nguồn và hạ nguồn của dòng sông này tăng cường niềm tin và giải quyết những nghi ngờ.
Nhìn về tương lai, GS. Tống Thanh Nhuận bày tỏ thái độ lạc quan đối với triển vọng Hợp tác Lan Thương -Mekong.
Ông nói, khi Hợp tác Lan Thương - Mekong chuyển từ giai đoạn mở rộng nhanh chóng sang giai đoạn phát triển toàn diện, hợp tác không những sẽ giải quyết vấn đề tài nguyên nước, mà còn liên quan đến an ninh phi truyền thống, phát triển xanh, đổi mới khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác. Khi hợp tác toàn diện giữa 6 nước tiếp tục đi sâu, Hợp tác Lan Thương - Mekong sẽ ngày càng trở thành “mô hình vàng” cho hợp tác tiểu vùng.
(theo Ban Thư ký Trung Quốc Hợp tác Lan Thương - Mekong)
Gặp lại phu nhân Ngô Thị Mận, phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã đeo một sợi chỉ vào tay 'chị Mận', xúc động khi thăm hỏi phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ukraine tập kích liên tiếp hai cầu quan trọng tại tỉnh Kursk của Nga, nhằm cắt tuyến chi viện của Moskva, tạo 'vùng đệm' mà họ có thể kiểm soát lâu dài.
Nga phủ quyết việc gia hạn cho nhóm chuyên gia tiếp tục giám sát lệnh trừng phạt của LHQ nhằm vào Triều Tiên, khiến nhóm này phải ngừng hoạt động.
Cậu bé 11 tuổi bị bắt sau khi thú nhận bắn chết hai người thân 82 tuổi và 31 tuổi tại nhà riêng ở Louisiana.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho biết thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã bị cô lập trong boongke ở Gaza City, thành phố lớn nhất Dải Gaza.
Hàng chục người Ukraine đã chết đuối ở sông Tysa nằm giữa nước này và Romania từ đầu xung đột, trong nỗ lực vượt biên để trốn nhập ngũ.
Hố sụt thứ hai xuất hiện tại tuyến phố trung tâm Kuala Lumpur, gần hố tử thần đã khiến một du khách mất tích 5 ngày trước.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/11.
Trung Quốc luôn sẵn sàng hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước thành viên ASEAN, trong đó có Malaysia, nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.