Hợp tác lưu vực sông Mekong: Thay đổi ứng xử với tài nguyên nước

10:00 04/04/2023

Ngày 5-4, Thủ tướng 4 nước sẽ tham gia bàn về đổi mới và hợp tác nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực song Mekong.

Ông Lê Công Thành khẳng định Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ 4 là sự kiện đặc biệt quan trọng, đánh dấu hợp tác Mekong - Ảnh: N.HIỀN

Ngày mai (5-4), Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ 4 được tổ chức tại Lào. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng thủ tướng các nước Campuchia, Lào, Thái Lan sẽ tham dự, trao đổi thảo luận hợp tác với các đối tác đối thoại, đối tác phát triển để thông qua Tuyên bố chung của hội nghị - Tuyên bố Vientiane.

Trao đổi với báo chí trước thềm hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hội nghị lần này.

Ông nói: "Đây là một sự kiện đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự hợp tác Mekong được cam kết và ủng hộ mạnh mẽ từ cấp cao nhất của Chính phủ các quốc gia thành viên, các bên liên quan cho sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong.

* Xin ông cho biết các thông tin cụ thể về các nội dung chính của hội nghị lần này?

- Hội nghị lần này, các Thủ tướng sẽ thảo luận về những khó khăn, thách thức và cơ hội đối với sự phát triển của lưu vực Mekong. Những thảo luận này sẽ dựa trên các kết quả nghiên cứu, xu hướng cập nhật trong quản lý tài nguyên nước, tài nguyên thiên nhiên của lưu vực sông trong khu vực và trên thế giới.

Từ đó đưa ra định hướng ưu tiên cho sự phát triển bền vững của lưu vực, các chỉ đạo chiến lược mang tính quốc tế, hợp tác cùng các đối tác.

* Hợp tác và phát triển trong lưu vực sông Mekong đang đứng trước nhiều thách thức. Vậy chủ đề của hội nghị lần này sẽ giúp giải quyết các thách thức này thế nào?

- Đúng là lưu vực sông Mekong đang đứng trước nhiều thách thức to lớn. Vì vậy, chủ đề của hội nghị cấp cao lần này là "đổi mới và hợp tác nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong" có ý nghĩa quan trọng.

Trên thực tế, với các hoạt động phát triển ngày càng gia tăng đã gây áp lực lên tài nguyên nước, tài nguyên thiên nhiên. Thêm nữa là tác động của biến đổi khí hậu, nên việc đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển bền vững gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc đảm bảo an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực là nhiệm vụ cấp bách.

Ủy hội sông Mekong quốc tế đã có bề dày hoạt động gần 30 năm, với nhiều thành tựu. Song trong một thế giới biến động, có rất nhiều thay đổi, Ủy hội cần có những cách thức mới để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.

Cũng bởi, lưu vực sông Mekong gồm 6 quốc gia, trong đó Trung Quốc và Myanmar là hai quốc gia nằm ở thượng nguồn. Những nước này không phải là thành viên của ủy hội mà là đối tác đối thoại.

Một lưu vực sông là một thể thống nhất, cần được tất cả các quốc gia có chung lưu vực cùng tham gia toàn diện. Bao gồm thúc đẩy phát triển, quản lý, và bảo vệ lưu vực sông nhằm đạt được sự hợp lý, công bằng và bền vững trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan.

Vì vậy, hội nghị với sự tham gia của đại diện hai nước là Trung Quốc và Myanmar thể hiện sự cam kết hợp tác của các đối tác với sự phát triển. Điều này cũng thể hiện mối quan tâm, tầm nhìn chung của tất cả các quốc gia ven sông. Mục tiêu là hướng tới "thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội, và bền vững về môi trường và khả năng chống chịu khí hậu".

* Theo ông, những cách thức để các nước trong lưu vực thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn?

- Vấn đề đặt ra là cần có những cách thức mới nào để thúc đẩy sự hợp tác phát triển bền vững trong lưu vực. Đó là sự đổi mới, cải tiến trong nhiều lĩnh vực để đạt được hiệu quả cao hơn nữa. Cần tận dụng những ưu thế của các cuộc cách mạng công nghệ, về chuyển đổi số, về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo…

Gắn với đó là sự đổi mới tư duy, sáng tạo trong hợp tác giữa các quốc gia ven sông, hợp tác với các đối tác phát triển, đối tác tiềm năng. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định; đổi mới trong các cơ chế huy động nguồn lực…

Chủ đề năm nay của Ngày Nước thế giới 22-3 của Liên Hiệp Quốc là "Thúc đẩy sự thay đổi" cho thấy tầm quan trọng của sự thay đổi trong ứng xử đối với tài nguyên nước. Như vậy, cùng với những nỗ lực đóng góp thì Ủy hội sông Mekong cần thiết phải đổi mới trong hoạt động để thực hiện được mục tiêu, tầm nhìn.

Có thể bạn quan tâm
Thông xe cầu ở cửa biển Cà Mau

Thông xe cầu ở cửa biển Cà Mau

12:21 10/12/2023

Sau hơn 2 năm xây dựng, cầu bắc qua sông Ông Đốc ở huyện Trần Văn Thời, tổng kinh phí 690 tỷ đồng, thông xe sáng 10/12.

Dự án xử lý rác 650 tấn/ngày ở Đà Nẵng điều chỉnh đến 3 lần vẫn chưa xong?

Dự án xử lý rác 650 tấn/ngày ở Đà Nẵng điều chỉnh đến 3 lần vẫn chưa xong?

19:20 02/11/2023

Dự án nhà máy xử lý rác 650 tấn/ngày tại bãi rác Khánh Sơn (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) vẫn tiếp tục kéo dài trong sự mong ngóng của người dân. Đến nay dự án này 3 lần điều chỉnh chứng nhận đầu tư.

Truy quét 'vàng tặc' ở Bồng Miêu

Truy quét 'vàng tặc' ở Bồng Miêu

14:40 29/08/2023

Chính quyền xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, phá hủy thiết bị của những người đào vàng trái phép để đóng cửa mỏ Bồng Miêu.

Xác định được kẻ gian cưa hạ cả trăm cây thông bá lá trong rừng phòng hộ

Xác định được kẻ gian cưa hạ cả trăm cây thông bá lá trong rừng phòng hộ

18:30 15/07/2023

Sau 24h vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng ở huyện Lâm Hà ( Lâm Đồng ) đã xác định kẻ gian tham gia vào vụ việc cưa hạ...

Đắk Lắk: Phát huy vai trò cộng đồng trong bảo vệ động vật hoang dã

Đắk Lắk: Phát huy vai trò cộng đồng trong bảo vệ động vật hoang dã

07:50 07/07/2023

“Tổ cộng đồng tuần tra bảo vệ rừng” nhằm hỗ trợ các trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Chư Yang Sin tiến hành hoạt động tuần tra, tìm kiếm, phát hiện, tháo gỡ bẫy thú rừng và chống săn bắt trái phép.

Nỗi ám ảnh của người dân khi đi trên đường phố Hà Nội

Nỗi ám ảnh của người dân khi đi trên đường phố Hà Nội

16:00 29/11/2023

Đã có nhiều cải thiện nhưng tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội đang có diễn biến ngày càng phức tạp, bên cạnh sự gia tăng của phương tiện cá nhân thì ý thức chấp hành của một bộ phận người dân chưa cao khiến đường phố lúc nào cũng inh òi còi xe và 'rảnh làn nào thì đi làn đó'.

Xe đoàn từ thiện gặp nạn trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, 2 người chết

Xe đoàn từ thiện gặp nạn trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, 2 người chết

09:50 03/07/2023

Vụ tai nạn xảy ra lúc rạng sáng 3-7, xe chở đoàn từ thiện từ TP.HCM tông vào xe tải chạy cùng chiều làm 2 người chết, 6 người bị thương.

Lắp định vị theo dõi có phạm pháp?

Lắp định vị theo dõi có phạm pháp?

07:30 11/11/2023

Bản thân mỗi người đều có quyền riêng về nhân thân, danh dự, sức khoẻ và đời sống riêng tư. Quyền này là bất khả xâm phạm được nhà nước bảo vệ tuyệt đối và được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, cụ thể: Căn cứ Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định như sau: '1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.Thông tin về đời sống riêng tư, bí...

Đề xuất quy định tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố

Đề xuất quy định tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố

07:40 04/09/2023

Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Trong đó có quy định về tiêu chuẩn Trưởng...

Co loi xay ra
Co loi xay ra