Hơn 80.000 tín đồ Công giáo tập trung về thủ đô Jakarta để nghe Giáo hoàng Francis thuyết giảng khi ông thăm Indonesia.
Buổi thánh lễ của Giáo hoàng Francis diễn ra hôm nay tại sân vận động quốc gia Gelora Bung Karno ở thủ đô Jakarta của Indonesia, quốc gia có dân số đạo Hồi đông nhất thế giới. Theo các quan chức nhà thờ, 87.000 vé đã được phân phát trên khắp cả nước.
Trong buổi lễ, Giáo hoàng Francis kêu gọi các tín đồ luôn đấu tranh vì tình yêu và hòa bình. "Tôi khuyến khích mọi người gieo hạt giống tình yêu, tự tin bước đi trên con đường đối thoại, tiếp tục thể hiện lòng tốt và lòng khoan dung của mình. Hãy là những người xây dựng đoàn kết. Hãy là người xây dựng hòa bình", ông nói.
Buổi thánh lễ là điểm nhấn trong 4 ngày Giáo hoàng Francis thăm Indonesia. Đây là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 12 ngày của ông tới Đông Nam Á và châu Đại Dương, những điểm đến tiếp theo là Timor Leste, Singapore và Papua New Guinea.
Giáo hoàng Francis hôm 4/9 gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo, kêu gọi các lãnh đạo chính trị chống lại chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Ông cũng đến thăm thánh đường Hồi giáo Istiqlal để ký tuyên bố về ứng phó biến đổi khí hậu và thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo để giải quyết xung đột.
"Sự hiện diện của Giáo hoàng giống như hiện diện của Chúa Jesus. Với thông điệp quan trọng về lòng khoan dung được ông đưa ra, chúng tôi hy vọng nhà thờ và mọi người có thể đánh giá chúng tôi một cách tích cực", Mami Yuli, người phụ nữ chuyển giới có mặt tại sự kiện, cho hay khi đề cập việc cộng đồng LGBTQ ở Indonesia bị phân biệt đối xử bởi những người bảo thủ tôn giáo.
"Điều quan trọng nhất đối với tôi là Giáo hoàng thể hiện sự khiêm tốn và niềm hứng khởi. Tôi tràn đầy hy vọng và hạnh phúc", sơ Maria Ambrosia, người vượt hàng trăm km từ đảo Sumatra để tham dự buổi lễ, cho hay.
Người Công giáo là cộng đồng thiểu số ở Indonesia, nơi người Hồi giáo chiếm 87% dân số. Quốc gia Đông Nam Á công nhận 6 tôn giáo chính thức và tự do tôn giáo được nêu trong hiến pháp nước này.
Vũ Hoàng (Theo AFP)
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.
“Chúng tôi muốn xem xét loại hình dự án nào có thể cùng nhau thảo luận và triển khai. Đây là đề xuất từ phía Mỹ. Nga chưa bao giờ từ chối các sáng kiến hợp tác kinh tế hay giải quyết xung đột”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói.