213 trong 347 vụ tai nạn lao động làm chết 352 người (giai đoạn 2019 - 2023) ở TP.HCM xảy ra tại công trình xây dựng, nhất là công trình dân dụng (hơn 61%).
Thông tin này được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM báo cáo tại tổng kết 5 năm quy chế phối hợp điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm, giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, Công an TP.HCM và Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM ngày 11-12.
Theo đó, các vụ tai nạn lao động chủ yếu xảy ra tại công trình xây dựng dân dụng, nhà ở riêng lẻ do cá nhân hoặc công ty xây dựng có quy mô nhỏ nhận thầu thi công hoặc khoán lại cho các nhóm thợ tự tổ chức thi công nhưng không hiểu biết, không chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Trong đó, có lỗi của người sử dụng lao động, lỗi của người lao động và cả lỗi hỗn hợp của hai phía mà chủ yếu là điện giật, trèo cao.
Với việc thường xuyên có hơn 10.000 công trình xây dựng nhà dân dụng tại một thời điểm, vấn đề tai nạn lao động ở các công trình xây dựng rất được các bên tham gia quy chế phối hợp quan tâm.
Theo đại diện Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM), tai nạn trong công trình xây dựng do thầu tư nhân không có pháp nhân thi công có xu hướng tăng.
Họ thường không hợp tác, chống đối khiến quá trình điều tra, làm rõ nguyên nhân tai nạn cũng như xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt trường hợp tai nạn lao động với lao động tự do, không ký hợp đồng lao động, không có đại diện người sử dụng lao động càng khó khi giải quyết vụ việc.
Có 324/347 vụ tai nạn chết người đã được đánh giá, kết luận nguyên nhân. 23 vụ còn lại đang trong thời hạn điều tra, chưa kết luận.
Cũng vậy, đã kiến nghị khởi tố 82 vụ tai nạn lao động có dấu hiệu hình sự, xử phạt vi phạm hành chính 378 tổ chức, cá nhân với 684 lỗi vi phạm.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đánh giá tai nạn lao động tại TP.HCM mang tính chất phức tạp nhất so với cả nước, do là địa phương đi đầu về hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Do đó, công tác phối hợp điều tra, giải quyết các vụ tai nạn lao động tại TP.HCM rất quan trọng để kịp thời răn đe, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ, bảo đảm an toàn lao động trên địa bàn thành phố.
Từ đó giảm thiểu tai nạn, bảo vệ tính mạng người lao động cũng như bảo đảm sự ổn định cho các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế quản lý chặt, xử lý nghiêm tình trạng nhiều cơ sở thẩm mỹ trái phép, gây tai biến.
Để bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống dệt choàng, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch công nhận nghề dệt này là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.
Cô ấy chửi mắng, đánh đập tôi nhiều lần, tôi không phản kháng lại, không nói gì.
Hai thiếu niên 14 và 15 tuổi dùng máy xay sinh tố trộn hóa chất chế pháo, bị nổ gây tổn thương mắt, thủng ruột, rách gan, thủng đường thở.
Cù Lao Chàm gần Hội An, là nơi cảnh đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học biển, được nhiều du khách yêu thích.
Phòng khám đa khoa Nam Việt nổi lên với tần suất vi phạm bị xử phạt và tước giấy phép khá dày đặc.
Anh Nguyễn Kim Quy - Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam gợi ý, các tham luận tại Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Vĩnh Long cần đưa ra vấn đề mà thanh niên đang quan tâm như: nghề nghiệp, việc làm, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo… Cùng đó, các chỉ tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ cần đề ra phải sát, phù hợp với thanh niên tỉnh Vĩnh Long.
Sáng 29/5, tại Cảng Cát Lái (TPHCM), T.Ư Hội SVVN và Quân chủng Hải Quân tổ chức Lễ tiễn đoàn chương trình “Sinh viên với biển đảo Tổ quốc” năm 2023 (Đoàn công tác số 17) thăm huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1.
Bệnh nhân nam 54 tuổi thuộc đoàn cán bộ Quản lý thị trường bị tai nạn giao thông ở Kon Tum, hồi phục tốt sau gần một tuần điều trị xuất huyết não tại Bệnh viện Chợ Rẫy.