5 năm qua, hơn 200 hộ dân sinh sống tại khu đất dịch vụ ở xã Vân Canh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) dù đã xây nhà cửa kiên cố nhưng vẫn phải sống trong cảnh thiếu nước sạch trầm trọng.
Cuộc sống chật vật
Tìm hiểu của PV Lao Động, UBND xã Vân Canh đã làm thủ tục chia đất, cấp sổ đỏ khu đất dịch vụ 6,9ha từ cuối năm 2018. Nhiều hộ dân đã dọn về khu đất làm nhà sinh sống, nộp 810.000 đồng/m2 để xây dựng hạ tầng khu dân cư nhưng đến nay vẫn chưa có nước sạch.
Trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Văn Chương (sinh sống tại khu đất dịch vụ 6,9ha, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) thông tin, hơn 200 hộ dân tại đây những năm qua phải tìm đủ mọi cách để duy trì cuộc sống. Do thiếu nguồn nước sạch trầm trọng, các hộ dân hằng tuần phải bỏ tiền mua từng xô, téc nước chung với giá 2 triệu đồng/téc để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nấu ăn...
“Sau khi dành dụm, tiết kiệm được một khoản tiền, gia đình tôi đã xây được ngôi nhà cao tầng khang trang tại khu đất dịch vụ 6,9ha (xã Vân Canh) nhưng cũng không thể dọn về ở vì chưa có nước sạch. Đa số các hộ dân tại đây đều phải đi mua từng can nước sạch hoặc kéo đường ống nhựa xin từ nhà này sang nhà khác hoặc tận dụng nguồn nước giếng khoan, nước mưa để tắm giặt, sinh hoạt” - ông Chương nói.
Tương tự, anh Nguyễn Khắc Phi (sinh sống tại khu đất dịch vụ xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) chia sẻ, nhiều người dân sau khi xây nhà xong đã phải chuyển đi nơi khác thuê trọ, sinh sống vì chưa có nguồn nước sạch tập trung. Để có nguồn nước sử dụng tạm thời, gia đình anh Phi đã phải dùng nước giếng khoan không đảm bảo chất lượng để tắm giặt, bỏ tiền mua 38.000 đồng/khối nước sạch để nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.
Đề cập đến những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp nước sạch trên địa bàn, tại văn bản số 80/BC-UBND cuối tháng 2.2024, UBND huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) cho biết, hiện huyện Hoài Đức đang có 46 dự án khu đất dịch vụ với diện tích khoảng 218ha được quy hoạch đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, triển khai đầu tư hệ thống hạ tầng cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, các khu đất dịch vụ này chưa có hệ thống nước sạch tập trung (do suất vốn đầu tư thực hiện dự án hạ tầng các khu đất dịch vụ không quá 810.000 đồng/m2), gặp vướng mắc về thủ tục pháp lý, chưa thu xếp được nguồn vốn.
Hà Nội chưa đạt tỉ lệ bao phủ nước sạch
Báo cáo của Sở Xây dựng TP Hà Nội cho thấy, thành phố đã tiếp cận nguồn nước sạch tập trung cho thêm 15 xã, nâng tổng số xã được đầu tư hệ thống cấp nước tập trung lên 289/413 xã. Tuy nhiên, vẫn còn 124 xã, tương đương với 12 huyện chưa đạt tỉ lệ bao phủ hệ thống cấp nước sạch như: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Sóc Sơn.
Đáng chú ý, theo Sở Xây dựng TP Hà Nội, công tác tổ chức triển khai đầu tư mạng lưới nước sạch nông thôn của một số đơn vị cấp nước hiện vẫn còn chậm trễ, mật độ cư dân phân bố rải rác, không tập trung dẫn đến chi phí đầu tư mạng lưới cấp nước lớn. Người dân đang sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau, khiến nhu cầu sử dụng nước sạch ít hơn so với các khu đô thị.
GS.TS Nguyễn Việt Anh - Trưởng Bộ môn Cấp thoát nước, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật môi trường (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội) - nhận định, hiện nay, việc phát triển mạng lưới truyền dẫn, phân phối nước sinh hoạt tại TP Hà Nội còn thiếu sự cân đối, đồng bộ, người dân ở một số khu vực tại Hà Nội chưa thể tiếp cận nước sạch.
Chuyên gia cho rằng, dù có xây dựng các nhà máy nước công suất lớn nhưng không có mạng lưới phân phối thì nước sạch cũng không thể đến với người dân. Chính quyền các đô thị, các cơ quan quản lý cần tập trung đầu tư nguồn lực để phát triển mạng lưới cấp nước đồng bộ...
Mở rộng cấp nước cho khu vực nông thôn
Ông Lê Văn Du - Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TP Hà Nội) - thông tin, để mở rộng mạng lưới cấp nước cho các xã còn lại, hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đưa nước sạch tới 100% địa bàn nông thôn, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND TP Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi 2 dự án và điều chỉnh 1 dự án. Sở sẽ tiếp tục đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, nhằm tăng tỉ lệ bao phủ hệ thống mạng cấp nước khu vực nông thôn.
Bộ Quốc phòng Mỹ phát hiện họ đã định giá quá mức đến 6,2 tỉ USD khoản tài trợ đạn dược, tên lửa và các thiết bị khác cho Ukraine.
Bộ Quốc phòng Ba Lan tuyên bố sẽ huy động 10.000 binh lính đến khu vực biên giới của nước này với Belarus, nhằm hỗ trợ lực lượng biên phòng.
Trung Quốc đã tặng hoặc cho các nước khác mượn gấu trúc kể từ thời nhà Đường (618-907), nhưng hiện nay nhiều con đã quay trở về nước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc hội đàm chính thức vào ngày 21.3. Nội dung cuộc hội đàm nhằm củng cố...
Chiều 24/10, lãnh đạo xã An Hòa Hải, huyện Tuy An (Phú Yên) xác nhận, địa phương vừa tiếp nhận một thi thể nữ giới trôi trên biển, đưa vào bờ thuộc thôn Phước Đồng để khám nghiệm tử thi. Cơ quan chức năng đang phát thông báo để tìm thân nhân cho người phụ nữ trên. Trước đó, khoảng 10h sáng cùng ngày, ngư dân trên đường đi đánh cá phát hiện một thi thể trong tình trạng phân hủy nặng nên đã đưa vào bờ và trình báo chính quyền địa phương. Theo cơ...
Công nhân điện kiểm tra đường dây truyền tải điện siêu cao áp trên sông Dương Tử tại An Huy, Trung Quốc, để đảm bảo vận hành. Tân Hoa Xã...
Quảng Ninh - Thông báo giả có định dạng file ảnh, xuất hiện trên nhiều nhóm Zalo, Facebook...
Đến sáng 18/11, mực nước trên sông Hương, sông Bồ đã rút xuống dưới mức báo động 2, lực lượng giáo viên, nhân viên của hàng trăm ngôi trường tại tỉnh TT-Huế khẩn trương bắt tay dọn dẹp bùn đất, sắp xếp lại phòng ốc, đồ dùng dạy học để sẵn sàng đón học sinh quay lại trường.
Tuyên bố chấm dứt đợt bùng phát do virus Marburg ở Guinea Xích đạo của WHO được đưa ra sau khi quốc gia này không ghi nhận ca mắc mới nào trong 42 ngày qua kể từ khi bệnh nhân cuối cùng xuất viện.