Nhiều nội dung về quy hoạch Thủ đô Hà Nội, cùng dự án Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng... sẽ tiếp tục được QH bàn thảo.
Tiếp tục chương trình đợt 2, Kỳ họp thứ 7, hôm nay (20/6), Quốc hội sẽ bàn thảo nhiều nội dung quan trọng liên quan tới Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, dự án Luật Đất đai (sửa đổi)...
Trong phiên làm việc buổi sáng, sau khi xem video về Quy hoạch Thủ đô, Quốc hội sẽ thảo luận ở Hội trường về: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Sau đó, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Địa chất và khoáng sản; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Địa chất và khoáng sản.
Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về dự án Luật Địa chất và khoáng sản, dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Đáng chú ý trước đó, trong bản Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội xác định rõ 5 vùng đô thị Quy hoạch Thủ đô Hà Nội có mục tiêu tổng quát trong Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, Hà Nội là thành phố “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại,” xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới; trung tâm đi đầu đối với nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc; trung tâm kinh tế tài chính lớn, cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực, dựa trên mô hình phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ; thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu, hàng đầu cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế...
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định cấu trúc không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội gồm: 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, có vị trí trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa).
Quy hoạch Thủ đô đã đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển. Trong đó, nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ, Đáy, Lừ, Sét... để bảo đảm nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị.
Cùng với đó, tập trung cải tạo những khu chung cư cũ; xóa bỏ tình trạng nhà tự xây không theo quy hoạch, không đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn. Bảo tồn, chỉnh trang, cải tạo khu phố cổ, khu có kiến trúc kiểu Pháp nhằm khai thác, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Khai thác không gian ngầm trong phát triển giao thông và dịch vụ đô thị.
Quy hoạch Thủ đô gồm 5 vùng kinh tế - xã hội là: Vùng trung tâm, vùng phía Bắc sông Hồng, vùng phía Nam Thủ đô, vùng phía Tây Nam Thủ đô, vùng phía Tây Bắc Thủ đô; 5 vùng đô thị: đô thị trung tâm, thành phố phía Tây, vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì, thành phố phía Bắc, đô thị phía Nam./.
Chủ tịch Hội đồng kinh doanh ASEAN - New Zealand (ANZBC) Kathleen Morrison kêu gọi doanh nghiệp New Zealand đến Việt Nam làm ăn.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn bà con người Việt Nam ở khu vực Kyushu, Nhật Bản tích cực tham gia bằng các hành động cụ thể để...
Dịp lễ Quốc khánh 2.9, Nhà giàn DK1 tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí sôi nổi như: đánh bóng bàn, chơi cờ tướng...
Nhà máy xi măng ở huyện Nam Giang, Quảng Nam nổ mìn phá đá, đá rơi xuống làm sập mái nhà của người dân địa phương.
Theo Đại biện Lê Trọng Hà, các trẻ em Việt Nam ở Hungary ngày càng yêu thích tiếng Việt, qua đó giúp duy trì tiếng Việt, là biện pháp hữu hiệu nhất giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc.
Hoạt động chính thức đầu tiên tại Việt Nam của Đại sứ Hàn Quốc Choi Youngsam là đến thăm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), cái nôi của hợp tác khoa học công nghệ hai nước.
Trước chuyến công du này, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định những đề xuất của Trung Quốc về giải quyết xung đột Nga - Ukraine là thực tế và có thể tạo cơ sở cho thỏa thuận hòa bình trong tương lai.
Nam thanh niên dùng dao, cây sắt đánh chết người phụ nữ ngăn cản mình can hai nữ đồng nghiệp đang đánh nhau.
Ngoại trưởng các nước G7 khẳng định sẽ tăng cường hỗ trợ toàn diện cho Ukraine, đặc biệt là việc nâng cao năng lực phòng không của Kiev.