Hôm nay 5/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Kiểm toán, Văn hóa - thể thao và du lịch

07:10 05/06/2024

Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV được Quốc Tế Media truyền trực tuyến.

Hôm nay 5/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Kiểm toán, Văn hóa - thể thao và du lịch
Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng sẽ trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Kiểm toán, Văn hóa - thể thao và du lịch.

Theo chương trình dự kiến, phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (từ ngày 4-6/6), tập trung vào 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kiểm toán, Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và điều hành phiên chất vấn.

Tin liên quan
Hôm nay 4/6, Quốc hội bắt đầu chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường và Công thương
Hôm nay 4/6, Quốc hội bắt đầu chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường và Công thương

Hôm qua 4/6, Quốc hội dành cả ngày làm việc tại hội trường để tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu thuộc lĩnh vực tài nguyên - môi trường và công thương.

* Hôm nay ngày 5/6, dự kiến, từ 8h00-8h50, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục trả lời Nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực Công thương.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

* Từ 9h00-14h50 Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời Nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán. Nội dung tập trung vào trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm.

Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán nhà nước.

Giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán.

Ngoài Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời chính, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

* Từ 15h00 ngày 5/6 đến 9h20 ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời Nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, tập trung về công tác tuyển chọn, đào tạo và chế độ chính sách đối với vận động viên thể thao, nghệ sĩ trong các lĩnh vực nghệ thuật; giải quyết việc làm cho vận động viên, nghệ sĩ sau thời kỳ thi đấu, biểu diễn đỉnh cao.

Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phục hồi du lịch trong năm 2024 và những năm tiếp theo; giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm.

Chính sách đặc thù, thu hút đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ngoài Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chịu trách nhiệm người trả lời chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nội vụ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

* Phát biểu kết thúc nội dung chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường,Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên, liên tục. Việc Quốc hội lựa chọn chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên, môi trường đã đáp ứng sự quan tâm của cử tri và Nhân dân cả nước.

Phiên chất vấn đã nhận được 49 ý kiến đại biểu chất vấn, tranh luận (trong đó có 39 ý kiến chất vấn và 10 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội tranh luận). Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm cao, sát với tình hình thực tiễn, sát với nội dung nhóm vấn đề chất vấn. Đại biểu nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ý.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nắm chắc vấn đề, trả lời khá đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế, có giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã tham gia trả lời và làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường đã đạt được những kết quả tích cực. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã đóng góp hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của đất nước.

Chính sách pháp luật về an ninh nguồn nước được cơ bản hoàn thiện. Chủ động, có kế hoạch, phương án xử lý, ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Quản lý và hoạt động của ngành khoáng sản, công nghiệp khai khoáng đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng vẫn còn có những tồn tại, hạn chế như tài nguyên biển chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả. Các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất gia tăng. Chính sách, pháp luật về khoáng sản chưa đầy đủ, còn bất cập. Công tác quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản còn thiếu đồng bộ, chưa gắn kết.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết thúc nội dung chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Qua phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tập trung một số nội dung.

Thứ nhất, bám sát nội dung, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong năm 2025, hoàn thành việc khảo sát, đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo ngoài khơi; tổng kết việc thi hành và đề xuất việc sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển, bảo đảm đúng quy định. Đẩy nhanh chuyển đổi số, sớm hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia.

Chú trọng bảo vệ các hệ sinh thái biển, đảo; phục hồi và phát triển các khu bảo tồn biển, hệ sinh thái, đa dạng sinh học bị suy giảm. Huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển các ngành kinh tế biển, đặc biệt là năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

Thứ hai, tập trung triển khai có hiệu quả Luật Tài nguyên nước năm 2023, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước. Chủ động phòng, chống và có giải pháp ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Xây dựng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và các Hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định trên các lưu vực sông lớn. Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực tài nguyên nước. Ưu tiên bố trí các nguồn lực, đẩy nhanh thực hiện các dự án trọng điểm về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên.

Bảo đảm hồ chứa thủy điện lớn đang vận hành được kiểm soát, giám sát trực tuyến. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách huy động nguồn lực xử lý, phục hồi các dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Từ năm 2025, công bố Kịch bản nguồn nước trên các lưu vực sông liên tỉnh làm căn cứ để điều hòa, phân phối nguồn nước. Bảo đảm tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư nông thôn 93 đến 95%.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng, trong đó có dự án luật địa chất khoáng sản trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm để bảo đảm tiến độ các quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt.

Trong năm 2024, hoàn thành Đề án về điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược (đất hiếm) trên lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).

Đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, áp dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm an toàn lao động và thân thiện môi trường. Chấm dứt hoạt động các dự án khai thác, chế biến khoáng sản sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đánh giá khả năng sử dụng cát biển trong xây dựng, làm đường giao thông và các lĩnh vực khác. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản...

Có thể bạn quan tâm
Điều kiện đặc biệt khi xét tuyển vào trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024

Điều kiện đặc biệt khi xét tuyển vào trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024

16:00 19/07/2024

Theo đó, với thí sinh đăng ký xét tuyển và theo học tại trụ sở chính phải đạt tổng điểm các môn thuộc tổ hợp C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) từ 20 điểm trở lên. Với các tổ hợp khác, yêu cầu thí sinh đạt từ 18 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên). Ngoài ra, với ngành Luật thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh bắt buộc phải đạt từ 7 điểm trở lên. Với các thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại phân hiệu...

Xác cá voi nặng hơn 2 tấn trôi dạt vào bờ biển Nghệ An

Xác cá voi nặng hơn 2 tấn trôi dạt vào bờ biển Nghệ An

16:10 28/07/2023

Đông đảo người dân ở thị xã Hoàng Mai ( Nghệ An ) đã kéo đến bờ biển để xem xác một con cá voi bị mắc cạn và trôi...

Đà Nẵng: Phá chuyên án ma túy khủng thu giữ 9kg ma túy

Đà Nẵng: Phá chuyên án ma túy khủng thu giữ 9kg ma túy

16:30 24/05/2023

Kiến ThứcTheo Cơ quan điều tra, cuối tháng 3/2023, qua công tác nắm tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn TP Đà Nẵng, trinh sát Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an thành phố nắm được thông tin về nhóm đối tượng có biểu hiện hoạt động mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn, quy mô liên tỉnh, móc nối với các đối tượng ở Quảng Trị để đưa ma túy vào Đà Nẵng tiêu thụ.1 Kiến ThứcQuá trình thu thập thông tin, tài liệu, Phòng...

Mẫu đơn xin vào Đảng, cách ghi đơn xin vào Đảng mới nhất năm 2024

Mẫu đơn xin vào Đảng, cách ghi đơn xin vào Đảng mới nhất năm 2024

10:40 04/05/2024

Xin cho tôi hỏi hiện nay mẫu đơn xin vào Đảng là mẫu nào? Có thể hướng dẫn cách ghi mẫu đơn xin vào Đảng không? - Độc giả Thùy Dung

Tìm thấy thi thể nam thanh niên nhảy cầu vì cãi nhau với bạn gái

Tìm thấy thi thể nam thanh niên nhảy cầu vì cãi nhau với bạn gái

11:00 17/10/2023

N. cùng bạn gái đứng trên cây cầu để nói chuyện, hai người cãi nhau và bất ngờ N. nhảy cầu xuống sông tự tử.

Truy tố cộng tác viên báo chí nhận 27 triệu đồng của chủ nhà xây dựng trái phép

Truy tố cộng tác viên báo chí nhận 27 triệu đồng của chủ nhà xây dựng trái phép

19:40 15/07/2024

Lê Xuân Đào (cộng tác viên một tờ báo) yêu cầu chủ nhà có công trình xây dựng vi phạm đưa 50 triệu đồng để không viết bài.

'Cơ sở cai nghiện của Cần Thơ đặt ở địa bàn Hậu Giang là chưa hợp lý'

'Cơ sở cai nghiện của Cần Thơ đặt ở địa bàn Hậu Giang là chưa hợp lý'

14:30 28/06/2023

Làm việc tại Cơ sở cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng việc cơ sở cai nghiện ma túy của Cần Thơ nhưng lại đặt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là chưa hợp lý.

Cận cảnh thẻ căn cước của trẻ em được cấp từ 1/7

Cận cảnh thẻ căn cước của trẻ em được cấp từ 1/7

18:10 01/07/2024

Chiều 1/7, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) tổ chức lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và công bố dịch vụ xác thực điện tử từ ngày 1/7. Tại buổi lễ, Cục C06 trao thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước cho 10 công dân đầu tiên, là người dưới 6 tuổi, người từ 6 tuổi trở lên và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam. Theo quy định của Luật Căn cước năm 2023, người...

Hiện trường tan hoang vụ cháy xưởng bột nhang ở TPHCM khiến 2 người tử vong

Hiện trường tan hoang vụ cháy xưởng bột nhang ở TPHCM khiến 2 người tử vong

10:20 20/06/2024

Khung sắt nhà xưởng bị đổ sập, mái tôn bị biến dạng bởi sức nóng và nhiều máy móc cùng với nguyên vật liệu bị hư hỏng nằm ngổn ngang bên trong cơ sở bột nhang xảy ra hỏa hoạn ở huyện Bình Chánh, TPHCM.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới