Quốc hội biểu quyết thông qua các nghị quyết về dự toán, phân bổ NSNN năm 2025, thảo luận dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành…
Hôm nay 13/11, Quốc hội biểu quyết thông qua 2 nghị quyết, thảo luận nhiều chủ trương đầu tư quan trọng |
Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường chiều ngày 12/11. |
Buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, tiến hành các nội dung: biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; xem video clip về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Tin liên quan |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn ‘đúng’ và ‘trúng’ những vấn đề cử tri, nhân dân quan tâm Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn ‘đúng’ và ‘trúng’ những vấn đề cử tri, nhân dân quan tâm |
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về: chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, tiến hành các nội dung: biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; thảo luận về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Sau đó, Quốc hội họp riêng, nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
Về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là Dự án có quy mô chưa từng có ở nước ta, chưa có tiền lệ thực hiện, đã được cấp có thẩm quyền cho chủ trương, là Dự án có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến tài chính, ngân sách, nợ công trong điều kiện Việt Nam chưa có công nghệ, chưa có nguồn nhân lực, chưa chủ động được về nguồn vốn, trong khi với thực trạng ngân sách hiện nay thì vốn đầu tư Dự án chủ yếu sẽ từ nguồn vốn vay.
Do đó, đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra hoàn thiện hồ sơ Dự án, trong đó lưu ý một số nội dung.
Cụ thể, tiếp tục rà soát để tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư và phương án thiết kế sơ bộ bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; bổ sung, thuyết minh các phương án so sánh để làm rõ cơ sở lựa chọn hướng tuyến của Dự án theo đề xuất của Chính phủ.
Đánh giá thêm về diện tích trồng lúa, diện tích rừng phải chuyển đổi và các giải pháp để bảo đảm các chỉ tiêu về đất trồng lúa, tỷ lệ che phủ rừng mà cấp có thẩm quyền đã quyết định; đánh giá tác động của Dự án đến môi trường; nghiên cứu thêm về việc bố trí số lượng các nhà ga.Đánh giá kỹ các yếu tố tác động đến tiến độ thực hiện Dự án để có giải pháp phấn đấu đến năm 2035 cơ bản hoàn thành toàn tuyến; lưu ý việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; việc lựa chọn nhà đầu tư; việc đáp ứng về công nghệ, nhân lực, vật liệu, nhu cầu điện cho quá trình xây dựng và quá trình khai thác, sử dụng.
Về nguồn vốn thực hiện Dự án: tổng vốn cho Dự án đặc biệt lớn (cả chi phí xây dựng và chi phí vận hành, khai thác), do đó để đảm bảo khả thi, an ninh tài chính quốc gia, cần đánh giá kỹ lưỡng hơn, đặt trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực (giao thông, năng lượng...) để có giải pháp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro khi có dự án trong các dự án cần thiết, cấp bách hoặc dự án này không hoàn thành đưa vào sử dụng do thiếu vốn; rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn; rủi ro phụ thuộc quá lớn vào nợ vay nước ngoài, ảnh hưởng đến sự chủ động về tài chính, ngân sách của quốc gia.
Thống nhất cần có những chính sách vượt trội, đặc biệt để thực hiện Dự án. Tuy nhiên để bảo đảm khả thi và tăng tính thuyết phục, đề nghị Chính phủ rà soát lại 19 cơ chế, chính sách, thuyết minh cụ thể hơn, đánh giá tác động kỹ lưỡng, chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết, tác động tiêu cực ít, đảm bảo được cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, đơn vị; cơ chế kiểm tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Lưu ý các cơ chế, chính sách mà cơ quan thẩm tra đề nghị không nên quy định, chỉnh sửa hoặc đánh giá kỹ tác động khi quy định.
Kết luận nêu rõ, nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện hồ sơ Dự án và dự thảo Nghị quyết về: sự phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch có liên quan; phạm vi, quy mô đầu tư, phương án thiết kế sơ bộ; lựa chọn công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật; hình thức đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của Dự án; sơ bộ phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tổng mức đầu tư, nguồn vốn cho Dự án; tiến độ và tổ chức thực hiện Dự án.
Năm 2005, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định khởi tố Lương Thị Huệ (SN 1981) về tội mua bán người. Trước đó, nghi phạm đã lừa gạt đưa 4 phụ nữ từ Việt Nam sang Trung Quốc bán. Tại thời điểm bị khởi tố, nghi phạm đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, nên được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên, lợi dụng sự khoan hồng của pháp luật, Huệ đã bỏ trốn khỏi địa phương. Ngày 4/8/2005, Cơ quan CSĐT Công an...
Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ đã điều động một xe chỉ huy, 19 xe chữa cháy, 7 xe bồn, một xe trạm bơm, một rôbốt chữa cháy cùng 142 chiến sỹ triển khai chữa cháy.
Tuyên Quang - Hơn 1 tấn mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc đựng trong 31 bao tải trên đường đem đi Hà Giang tiêu thụ bị lực lượng...
Tối 26/3, trả lời VTC News, lãnh đạo UBND xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, vừa tìm thấy thi thể người phụ nữ trôi dạt trên vùng biển địa phương. Danh tính nạn nhân được xác định là chị P.T.L trú xã Kỳ Thịnh (thị xã Kỳ Anh), mất tích cách đây 10 ngày. Cụ thể, chiều 26/3, thi thể chị L. được thuyền của các ngư dân tìm thấy trên vùng biển xã Kỳ Lợi, cách bờ khoảng hơn 12 hải lý. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành bàn giao thi thể để...
Sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, có tính xây dựng cao, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 đã thành công tốt đẹp, thu hút được sự quan tâm của cử tri cả nước.
Tại buổi đối thoại, đa số người dân đồng tình với kết quả khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp; kiến nghị nếu tiếp tục đưa rác về đây phải xử lý triệt để ô nhiễm môi trường...
Ngày 5/10, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, đến nay tiến độ tổng thể dự án cầu Rạch Miễu 2, nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đạt gần 63%. Phần cầu chính dây văng đang vượt tiến độ hơn 10%.
Thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 234,35 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 364.578 người của thị xã Bến Cát.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 10 (lần 3) của UBND tỉnh Hải Dương dưới sự chủ trì của ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương, đại diện Sở Tài chính tỉnh Hải Dương đã báo cáo về Đề án sắp xếp trụ sở cơ Nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Dương. Theo đó, sẽ di chuyển 24 cơ quan, đơn vị ra Khu Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Hải Dương với số biên chế được giao 832 người. Tổng số trụ sở phải sắp xếp, xử lý sau di chuyển là...