Sáng ngày 29/11/2023, Hội thảo quốc tế về Công nghệ môi trường và những phát kiến lần thứ 4 năm 2023 (The International Conference on Environmental Technology and Innovations - ICETI 2023) đã chính thức khai mạc tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Hội thảo ICETI được diễn ra lần đầu tiên năm 2016 tại TDTU, đến nay đã đạt được nhiều kết quả nghiên cứu thực tiễn, tạo cơ hội hợp tác, trao đổi học thuật trong lĩnh vực Môi trường & Bảo hộ lao động và được tổ chức định kỳ.
Hội thảo diễn ra ngày 29 - 30/11/2023, được đồng tổ chức bởi 07 đại học gồm: Trường Đại học Tôn Đức Thắng (Việt Nam), Đại học quốc gia Thành Công (Đài Loan - Trung Quốc), Đại học khoa học kỹ thuật Chính Tu (Đài Loan - Trung Quốc), Viện Công nghệ Quốc tế Sirindhorn - Đại học Thammasat (Thái Lan), Đại học Khoa học Malaysia (Malaysia), Đại học Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản), Đại học Hokkaido (Nhật Bản).
Ban lãnh đạo TDTU chụp ảnh kỷ niệm với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ các quốc gia trên thế giới |
ICETI 2023 thu hút sự quan tâm và tham dự của 60 chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ 09 quốc gia trên thế giới và hơn 70 chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà quản lý ở các cơ quan nhà nước, các công ty tại Việt Nam. hơn 40 công trình nghiên cứu tập trung vào 04 chủ đề: (1) Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường; (2) Phát triển Bền vững và Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên; (3) Công nghệ thích ứng với Biến đổi khí hậu; (4) Kỹ thuật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp.
TS. Võ Hoàng Duy - Phó Hiệu trưởng TDTU phát biểu khai mạc hội thảo ICETI 2023 |
Giáo sư Sandhya Babel - Viện công nghệ Quốc tế Sirindhorn, Đại học Thammasat, Thái Lan báo cáo đề dẫn về tác hại của hạt vi nhựa |
Hội đồng Khoa học của Hội thảo đã tiến hành phản biện và lựa chọn 15 bài viết toàn văn (Full papers) đạt yêu cầu được in trong Kỷ yếu ICETI 2023, xuất bản trong tạp chí IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, Nhà xuất bản IOP Publishing Ltd., thuộc danh mục Scopus.
Từ lõi ngô và vỏ trấu, TS Trần Đức Tường nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ thay vì mùn cưa cao su, cho năng suất cao hơn và hoạt chất sinh học tốt hơn.
Tỉnh Hải Nam trở thành nơi lắp đặt turbine gió ngoài khơi công suất lớn nhất thế giới mang tên MySE 18.X-20 MW.
Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1 km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.
Từ đầu năm đến nay, tình trạng sạt lở, sụt lún ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra ngày càng phức tạp, trái quy luật tự nhiên. Hàng nghìn ngôi nhà của người dân đang ngày đêm bị lòng sông 'nuốt trôi', trở thành nỗi lo lắng thường trực của người dân nơi đây. PV Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTTN) Nguyễn Hoàng Hiệp để làm rõ vấn đề này.
Em Nguyễn Xuân Phương Ngân, Trường THPT Lý Tự Trọng, giành Giải Nhất ở Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật tỉnh năm 2023 với Dự án Marinet nhằm hỗ trợ ngư dân trong đánh bắt, bảo quản, phân phối thủy sản.
Nhóm tin tặc được cho là từ Việt Nam đang nhắm vào các tổ chức tài chính ở châu Á để đánh cắp dữ liệu kinh doanh.
Đại học Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL) phát triển chip đọc suy nghĩ siêu nhỏ, mở ra cơ hội mới cho những người hạn chế vận động.
Tế bào ung thư có thể chết lặng lẽ rồi được tái chế, nhưng đôi khi cũng thúc đẩy các tế bào ung thư sót lại gần đó phát triển.
Giáo sư Yosef Garfinkel - một nhà khảo cổ nổi tiếng ở Israel - khẳng định ông đã phát hiện ra mạng lưới các thành phố cổ thuộc đế quốc của vua David. Ông cho rằng nhân vật trong Kinh thánh này không chỉ là một người chăn cừu mà còn là một vị lãnh đạo mạnh mẽ. Nghiên cứu mới vừa được công bố trong Tạp chí Khảo cổ học Jerusalem và ngay lập tức đã gây ra nhiều tranh cãi.