Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu: Với một số dòng sông ô nhiễm nặng hiện nay như sông Đáy, sông Cầu... Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và các địa phương tích đã cực trong việc hồi sinh, nhưng việc cải tạo này vẫn chưa đủ.
Hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được khi mưa lớn
Sáng 4.5, Quốc hội chất vấn nhóm lĩnh vực tài nguyên môi trường.
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận) cho biết, trong những nguyên nhân gây ra ngập úng tại các đô thị là các công trình bê tông, khu dân cư lấn chiếm ao, hồ.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ TNMT Đặng Quốc Khánh cho biết giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng trên.
Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Nguyễn Hữu Thông, Bộ trưởng Bộ TNMT Đặng Quốc Khánh thống nhất với những nguyên nhân được nêu ra do quá trình phát triển đô thị, đô thị hóa.
Theo Bộ trưởng, trước đây, chúng ta chưa quy hoạch bài bản, trong đó có quy hoạch đánh giá tác động môi trường. Hiện nay mới chỉ là quy hoạch phát triển đô thị, chủ yếu về hạ tầng, dịch vụ, dân cư mà chưa tính sâu, sát về định hướng lâu dài.
Bộ trưởng đồng tình với ý kiến của đại biểu về việc ao, hồ là để điều tiết, giữ, tích trữ nước khi mưa lớn. Khi hệ thống thoát nước chảy không kịp thì ao, hồ là nơi tích trữ nước. Bên cạnh đó, ao, hồ còn là cảnh quan, môi trường trong đô thị. Hiện nay, một nhân tố gây ngập úng đô thị là vì mật độ xây dựng.
Một nguyên nhân khác được đại biểu nêu là hệ thống thoát nước của nhiều đô thị khi có lưu lượng mưa lớn chưa được đảm bảo. Do đó, việc chống ngập úng ở đô thị thì hệ thống phải đồng bộ, phải có thể tích để chứa, để thoát.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh mong muốn thời gian tới, có nhiều ao hồ vừa là cảnh quan vừa là nơi tích trữ nước, giữ nước khi mưa lớn, chống tràn, ngập úng ở các đô thị.
Do đó, cần nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đô thị một cách đồng bộ và bài bản, nâng cấp hệ thống thoát nước ở các đô thị, đặc biệt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…
Hồi sinh các dòng sông chết dù tích cực nhưng chưa cải tạo được bao nhiêu
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hà Nội) đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp và kế hoạch của Bộ TNMT trong việc hồi sinh các dòng sông chết, trong đó có hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải?
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh giải thích “dòng sông chết” là những dòng sông vừa ô nhiễm nặng, vừa không có dòng chảy.
Bộ trưởng dẫn chứng một số sông ô nhiễm nặng hiện nay như sông Đáy, sông Cầu, đồng thời thừa nhận dù Bộ TNMT và các địa phương tích cực trong việc hồi sinh các dòng sông này nhưng vẫn chưa cải tạo được bao nhiêu.
Về nguyên nhân, theo Bộ trưởng, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp vẫn xả thải ra các dòng sông này nhưng chúng ta chưa đủ nguồn lực để đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Hà Nội đã quy hoạch một số nhà máy xử lý nước thải ở Gia Lâm và Long Biên, do đó đề nghị Hà Nội làm sớm. Bên cạnh đó, các địa phương cần chung tay thu gom, xử lý nước thải và tạo dòng chảy cho các dòng sông để khơi thông, điều hòa dòng chảy.
Về dài hạn, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng cần một Ủy ban điều phối nhiệm vụ này. Giai đoạn 2026-2030 cần quan tâm xử lý các dòng sông ô nhiễm và việc này cần nguồn lực tương đối lớn.
Tranh luận với bộ trưởng liên quan đến các “dòng sông chết”, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Đoàn Lai Châu) cho biết, theo trả lời của Bộ trưởng, các dòng sông bị ô nhiễm đi qua nhiều tỉnh và có mức độ xả thải lớn.
Đại biểu đề nghị làm rõ trách nhiệm của bộ trong việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường khi để xảy ra trình trạng xả thải, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.
Về trả lời của Bộ trưởng để xử lý các “dòng sông chết” cần thời gian và nguồn lực, đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ cần thời gian bao lâu và việc xây dựng, triển khai đề án về nguồn lực để xử lý tổng thể tình trạng ô nhiễm các dòng sông hiện nay.
Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định các bị cáo nhận hối lộ đều trực tiếp tham gia 1 công đoạn trong quy trình cấp phép chuyến bay, hành vi phạm tội của các bị cáo là 'liên minh lợi ích để trục lợi'.
Tuyên Quang - Đối tượng Hoàng Tiến Thực bị bắt giữ sau gần 10 năm trốn truy nã về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hà Nội - Ông Đào Hinh (sinh năm 1894), bí danh hoạt động cách mạng là Đặng Thiết Hán. Tháng 1.1950, tại Đại hội Công đoàn Toàn quốc lần thứ...
Ngày 16-7, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khởi động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn liền với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi gặp gỡ, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Nguyễn Tuấn Thanh đã báo cáo với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về kết quả công tác của Đại sứ quán, tình hình quan hệ song phương Việt Nam - Mông Cổ và công tác đối với cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ. Đại sứ Nguyễn Tuấn Thanh cho biết, hiện cộng đồng người Việt tại Mông Cổ có khoảng 900 người; có 2 tổ chức hội đoàn là Hội người Việt Nam tại Mông Cổ và Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mông Cổ. Thời gian...
Ngày 11.7, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Phan Công Khanh (29 tuổi, Giám...
Hà Tĩnh - Sáng 3.3, người dân phát hiện một thi thể phụ nữ dạt vào bờ biển xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân). Hiện cơ quan chức năng và...
Chiều 4/8, trả lời PV Báo điện tử VTC News, lãnh đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, một nhà xưởng chuyên gia công đế giày ở xã Dân Chủ (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) bốc cháy, rất may không có thiệt hại về người. Thông tin ban đầu, vụ hoả hoạn xảy ra vào khoảng đầu giờ chiều cùng ngày. Do nhiều vật dụng dễ cháy, ngọn lửa nhanh chóng lan rộng. Ngay sau khi nhận tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy,...
Lực lượng CSGT vận động các tiệm sửa xe dọc quốc lộ 1 (quận Bình Tân, TPHCM) không rải đinh, vật sắc nhọn để người dân về quê ăn Tết được an toàn.