Hội nghị tại Jeddah, Saudi Arabia không phản ánh một bước tiến thực sự hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình có khả năng chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong tương lai gần.
Hội nghị về hòa bình Ukraine ở Saudi Arabia, mục đích, toan tính và kết quả |
Các đại biểu tham dự Hội nghị về hòa bình Ukraine ở Jeddah, Saudi Arabia ngày 6/8. (Nguồn: Reuters) |
Trong cái oi bức của mùa Hè, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, diễn ra hàng loạt hội nghị thượng đỉnh, hội nghị quan chức cấp cao đa phương. Các nhà tổ chức dự rằng, với quy mô, tầm cấp như vậy mới đủ sức giải quyết các vấn đề lớn, trong đó có xung đột ở Ukraine. Chủ đề của hội nghị tại Saudi Arabia đầu tháng Tám là tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột ở Ukraine. Nhưng thực sự chủ nhà, diễn giả chính và các đại biểu muốn gì và đi được đến đâu?
Hội nghị “vì nền hòa bình công bằng và bền vững” cho Ukraine tổ chức ngày 24-25/6, tại Copenhagen, Đan Mạch. Mục đích nhằm lan tỏa tinh thần của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về xung đột ở Ukraine đến các nước có vai trò lớn ở Nam bán cầu, như Brazil, Ấn Độ, Nam Phi… Trung Quốc không tham dự. Nga kêu gọi tẩy chay. Với đại diện đến từ 15 quốc gia, hội nghị khá kín tiếng và không ra tuyên bố chung.
Mặc dù Mỹ và phương Tây tận dụng lợi thế kinh tế, khả năng chi phối hệ thống tài chính, thương mại quốc tế, nhưng số nước trực tiếp tham gia viện trợ vũ khí, hỗ trợ tài chính, trừng phạt Nga không tăng. Nhiều quốc gia giữ lập trường cân bằng, thiên về hòa giải, đối thoại chấm dứt xung đột. Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) thu hút ngày càng nhiều nước tham gia.
Trước thực trạng đó, Mỹ và phương Tây vừa tiếp tục viện trợ vũ khí, tài chính, vừa chủ trương mở rộng “mặt trận” cô lập Nga. Mỹ và phương Tây vận động tổ chức hội nghị thứ hai ở Saudi Arabia với quy mô lớn hơn, thành phần đa dạng hơn, nhằm thu hút “sự hậu thuẫn đông đảo nhất của cộng đồng quốc tế” cho Ukraine.
Đối tượng nhắm đến trước hết là những quốc gia có vai trò quan trọng ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latin; có quan điểm trung lập, hoặc lập trường chưa dứt khoát… Đại biểu của khoảng 40 quốc gia, ở các khu vực tham dự, như Mỹ, Anh, một số nước châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Ai Cập, Zambia… Đáng chú ý, Trung Quốc cử Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Lý Huy tham dự. Phương Tây hy vọng từ các hạt nhân này sẽ lan tỏa ra cả khu vực.
Đại diện Ukraine là “diễn giả chính” có diễn đàn, có điều kiện, thời gian thuyết trình về kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Zelensky và chiến lược thực thi. Tổng thống Zelensky đã nêu kế hoạch hòa bình tại Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Bali, Indonesia tháng 11/22 và tại nhiều hội nghị, diễn đàn khác.
Hội nghị Saudi Arabia nằm trong bước chiến lược thứ hai, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi, tìm cơ chế thực thi kế hoạch hòa bình 10 điểm. Kết quả ở Saudi Arabia sẽ tạo tiền đề cho bước ba, tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu. Đây có thể xem là “cuộc phản công chiến lược” trên phạm vi toàn cầu, phối hợp với chiến dịch phản công quân sự của Ukraine. Đối với phương Tây, hướng tiến công này sẽ mang lại kết quả mà các lệnh trừng phạt chưa thành công như mong muốn. Quả là một mũi tên nhắm nhiều đích.
Tại sao Saudi Arabia đăng cai hội nghị hòa bình về xung đột ở Ukraine là câu hỏi thú vị.
Không chỉ là quốc gia có ảnh hưởng lớn trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Saudi Arabia còn có vai trò quan trọng ở địa bàn chiến lược Trung Đông và thế giới Arab. Riyadh ngày càng nổi lên là một giao điểm cạnh tranh lợi ích chiến lược của các nước lớn và là nhà trung gian hòa giải của khu vực và quốc tế.
Saudi Arabia vừa có quan hệ với Nga, Trung Quốc vừa là đồng minh lâu năm của Mỹ và phương Tây, thể hiện lập trường tương đối cân bằng đối với xung đột ở Ukraine. Saudi Arabia có thể thu hút Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tham dự, nâng cao giá trị của hội nghị. Đồng thời, hội nghị sẽ mang tính trung lập và đại diện hơn so với do một quốc gia phương Tây làm chủ nhà.
Đứng ra tổ chức hội nghị hòa bình về Ukraine, Thái tử Mohammed bin Salman sẽ nâng cao vị thế của Saudi Arabia, tiếp tục duy trì vai trò dẫn dắt thế giới Arab; củng cố hình ảnh “nhà môi giới hòa bình”; đưa đất nước từ một quốc gia tầm trung vươn lên đóng vai trò địa chính trị đối với toàn cầu. Đồng thời, nỗ lực này giúp nâng cao vai trò cá nhân của Thái tử.
Các cường quốc sẽ coi trọng Saudi Arabia hơn trong các vấn đề toàn cầu. Moscow muốn giữ quan hệ với Riyadh, nhất là trong các quyết định của OPEC+ liên quan đến sản lượng khai thác và giá dầu, nên sẽ không phản đối chủ nhà, dù không được mời.
Toan tính của Thái tử Mohammed bin Salman xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc và có sự gặp nhau trong toan tính của nhiều cường quốc. Có điều, kết cục và tác động của hội nghị hòa bình về xung đột ở Ukraine theo chiều hướng nào lại không hoàn toàn do Mỹ và phương Tây đạo diễn.
Tin liên quan |
Giải pháp cho xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán hay tập hợp lực lượng? Giải pháp cho xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán hay tập hợp lực lượng? |
Mỹ, phương Tây và Ukraine cho rằng hội nghị Saudi Arabia đạt được mục đích, thống nhất được một số nguyên tắc về giải quyết xung đột ở Ukraine. Tranh thủ sự ủng hộ đối với kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Zelensky và hy vọng tìm kiếm sự ủng hộ tài chính, chính trị, ngoại giao cho Ukraine.
Theo Mỹ và phương Tây, thu hút được khoảng 40 quốc gia ở các khu vực tham dự là một thành công. Từ đó, xây dựng một nền tảng thể hiện sự tham gia mang tính xây dựng hơn giữa phương Tây với các quốc gia nam bán cầu. Đồng thời, hội nghị sẽ tạo dư luận, áp lực quốc tế lớn hơn, buộc Nga chấm dứt xung đột theo điều kiện có lợi cho Ukraine.
Tuy nhiên, với thành phần gồm các cố vấn an ninh, đặc phái viên, quan chức cấp cao, thì ý nghĩa của hội nghị cũng có mức độ, không thể đưa ra các quyết định quan trọng như hội nghị thượng đỉnh. Thực tế, hội nghị kết thúc mà không đưa ra tuyên bố chung.
Chủ đề thảo luận giải quyết xung đột ở Ukraine là lý do chủ yếu thu hút khoảng 40 quốc gia tham dự. Điều đó cho thấy mối quan ngại của cộng đồng quốc tế và tìm kiếm giải pháp hòa bình chấm dứt xung đột là xu hướng, là vấn đề luôn được quan tâm.
Nga quan tâm theo dõi và hoan nghênh mọi đề xuất hòa bình. Nhưng theo Ngoại trưởng Sergei Lavrov, “phương Tây cố gắng kêu gọi các quốc gia ủng hộ công thức hòa bình của ông Zelensky". Mỹ và đồng minh nỗ lực áp đặt công thức Zelensky lên Global South (nhóm các quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latinh và các khu vực đang phát triển của châu Á).
Kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Zelensky đặt ra những điều kiện không thể chấp nhận được đối với Nga. Có thể nói rằng, vào thời điểm này, hòa bình vẫn đang ở rất xa.
Đặc phái viên Trung Quốc Lý Huy bày tỏ lạc quan về khả năng có thêm một hội nghị tương tự. Ông Celso Amorim, trưởng đoàn Brazil kêu gọi tiến hành cuộc đàm phán thực chất với sự tham gia của tất cả các bên, trong đó có Nga. Đây cũng là quan điểm của Tổng thống Mexico trước hội nghị và nhiều đại diện khác.
Do đó, có cơ sở khi cho rằng hội nghị thiên về tập hợp lực lượng hơn là tìm kiếm giải pháp hòa bình, chấm dứt xung đột ở Ukraine. Sự thay đổi về lượng (tăng gần gấp ba lần hội nghị đầu tiên), chưa cho thấy sự biến đổi về chất.
Nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đánh giá hội nghị không phản ánh một bước tiến thực sự hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình có khả năng chấm dứt xung đột trong tương lai gần. Nó cũng không phản ánh sự thay đổi, xích lại gần hơn giữa các quốc gia trung lập ở các khu vực với phương Tây trong vấn đề Ukraine.
***
Mục đích, góc nhìn không hoàn toàn đồng nhất, nên đánh giá kết quả và ý nghĩa của hội nghị Saudi Arabia về hòa bình ở Ukraine cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, có thể đồng tình với sự lạc quan chừng mực của Ngoại trưởng Đức Annalena Beabock.
Bà cho rằng một bước tiến dù nhỏ đều mang lại một chút hy vọng về việc chấm dứt xung đột ở Ukraine. Vấn đề quan tâm nhất hiện nay của đa số các quốc gia là cùng nhau tìm kiếm giải pháp hòa bình. Họ sẽ hành động theo hướng đó, vì lợi ích chung của thế giới, khu vực; tránh bị lôi kéo ngả hẳn về một bên, không để ảnh hưởng lớn đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang tái khẳng định Việt Nam chống lại mọi hình thức áp đặt đơn phương và cấm vận đối với quốc gia có chủ quyền.
Hiệp định Geneva về Đông Dương đánh dấu giai đoạn quan trọng trong việc chính thức hóa về mặt ngoại giao nhằm kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội nghị EAS, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi lưu ý rằng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang trải qua các triệu chứng “Chiến tranh Lạnh ở những điểm nóng.'
Hàn Quốc phủ nhận tin ông Yoon Suk Yeol thăm Ukraine, Kazakhstan khẳng định thái độ về nhà nước liên minh… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ niềm vui khi có dịp gặp lại nhau bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 đang diễn ra ở Jakarta, Indonesia.
57 người phải nhập viện sau khi một đoàn tàu chở khách va chạm với một tàu rỗng đang đỗ trên đường ray tại thủ đô Buenos Aires, Argentina.
Hai người đàn ông bị bắt tại Ba Lan với cáo buộc dùng búa tấn công Leonid Volkov, trợ lý của Navalny, ở Vilnius hồi tháng 3.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết phong trào Hamas là trường hợp ngoại lệ duy nhất khi không chấp nhận đề xuất về một thỏa thuận ba giai đoạn liên quan đến việc thả con tin và đàm phán nhằm chấm dứt giao tranh mà phía Israel đã đồng ý.
Quan chức Ukraine cho biết lực lượng Nga đã tiếp cận trung tâm Ugledar sau nhiều tuần tiến công thành phố pháo đài ở tỉnh Donetsk.