Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã khai mạc vào chiều 13/6 (theo giờ địa phương) tại Borgo Egnazia, một khu nghỉ dưỡng gần thị trấn Fasano ở miền Nam Italy, và sẽ kéo dài đến ngày 15/6.
Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc: Nhất trí 'bước đi lịch sử' cho Ukraine, Kiev đòi kế hoạch tái thiết như châu Âu từng có |
Một phiên họp tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ngày 13/6 có sự tham dự của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Ukraine) |
Hãng tin AFP cho hay, tại hội nghị, lãnh đạo các quốc gia thành viên đã nhất trí cho Ukraine vay 50 tỷ USD, sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga.
Tin liên quan |
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành? Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành? |
Một quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rõ: “Chúng tôi có thỏa thuận chính trị ở cấp cao nhất cho thỏa thuận này. Đó là khoản tiền 50 tỷ USD sẽ được gửi cho Ukraine trong năm nay”.
Reuters dẫn lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz bình luận về kế hoạch cung cấp hỗ trợ tài chính bổ sung cho Ukraine rằng, điều này cho thấy các quốc gia công nghiệp giàu có này vẫn tin tưởng Ukraine hơn 2 năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ông nói: “Đây là một cam kết rất rõ ràng sẽ khuyến khích người Ukraine làm những gì họ cần để bảo vệ độc lập và chủ quyền của mình... Đây là một bước đi mang tính lịch sử mà chúng tôi thực hiện ngày hôm nay".
Trong khi đó, về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky đã yêu cầu các nhà lãnh đạo của G7 phê duyệt “Kế hoạch Marshall” để tái thiết Ukraine sau những thiệt hại do cuộc xung đột với Nga gây ra.
Ông Zelensky nói: “Chúng ta cần một kế hoạch rõ ràng để phục hồi Ukraine. Tương tự như Kế hoạch Marshall dành cho châu Âu sau chiến tranh”.
Kế hoạch Marshall là một chương trình viện trợ kinh tế trị giá hàng tỷ USD do Mỹ cung cấp cho các đồng minh châu Âu sau Thế chiến II và được ghi nhận vì đã hồi sinh các nền kinh tế đó sau sự tàn phá của chiến tranh.
Ngân hàng thế giới (WB) ước tính việc tái thiết Ukraine sẽ tiêu tốn gần 500 tỷ USD.
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng nhấn mạnh việc dỡ bỏ các hạn chế gần đây đối với việc sử dụng vũ khí phương Tây nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này, diễn ra từ 13-15/6, có sự tham dự của lãnh đạo các nước như Canada, Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Đức, Nhật Bản cũng như những người đứng đầu Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu.
Lãnh đạo các nước khác được mời tham dự gồm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Ngoài ra, danh sách khách mời còn có một số lãnh đạo châu Phi gồm Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune, Tổng thống Kenya William Ruto và Tổng thống Tunisia Kais Saied.
Giáo hoàng Francis cũng sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này, đánh dấu lần đầu tiên một giáo hoàng tham dự sự kiện như vậy. Dự kiến, vào ngày 14/6, Giáo hoàng Francis sẽ có bài phát biểu về những hứa hẹn và rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) đem lại, đồng thời kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột hiện nay trên thế giới.
Chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ bao gồm 6 phiên họp về phát triển châu Phi và biến đổi khí hậu, tình hình ở khu vực Trung Đông, xung đột ở Ukraine, di cư, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và một phiên họp đặc biệt tập trung vào trí tuệ nhân tạo và năng lượng.
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra trong bối cảnh các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua chứng kiến phe cực hữu gia tăng ảnh hưởng trên khắp châu Âu và tình hình bạo lực liên quan chính trị trở nên trầm trọng hơn trong những tháng gần đây.
Ngày 21/3 (giờ địa phương), Uỷ ban bầu cử trung ương Nga (CEC) công bố kết quả chính thức của cuộc bầu cử tổng thống ở nước này, theo đó, ông Vladimir Putin tái đắc cử nhiệm kỳ 6 năm tiếp theo.
Tổng thống Biden chỉ trích ông Putin 'điên rồ', khiến Điện Kremlin phản ứng quyết liệt và Bộ Ngoại giao Nga gọi đây là hành vi 'cao bồi Hollywood'.
Drone Nga hoạt động dày đặc trên chiến trường, khiến các khẩu pháo giá trị cao của Ukraine như PzH 2000 phải liên tục ẩn nấp, né tránh.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu chuyến thăm Nga bốn ngày, từ ngày 18 tới 21-9. Nội dung chuyến công du của ông Vương được cho là sẽ tập trung vào vấn đề an ninh.
Hàng loạt bí mật của con trai Tổng thống Biden dần được phơi bày, khi các thành viên lần lượt ra tòa làm chứng trong vụ truy tố Hunter.
Ngày 3/1, Thủ tướng Lithuania Ingrida Simonyte thừa nhận, nước này có lẽ đã quá lạc quan về cơ hội chiến thắng của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Chính phủ Colombia đang nỗ lực nối lại đàm phán với Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) và các nhóm tách ra từ tổ chức này nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài sáu thập kỷ qua.
Sự phổ biến của các loại UAV sát thủ trên tiền tuyến khiến chiến sự Ukraine đình trệ, khi binh sĩ hai bên lâm vào tình thế 'dễ thủ, khó công'.
Công dân Trung Quốc này bị cáo buộc làm gián điệp, tiết lộ nhiều bí mật quốc gia khi thỉnh giảng tại một trường đại học của Mỹ năm 2013.