Hàng trăm chiếc thuyền cỡ nhỏ và bè mảng được ngư dân Sầm Sơn kéo lên đường Hồ Xuân Hương tập kết, chằng néo trước khi bão Yagi đổ bộ.
Chiều 6/9, sau lệnh cấm biển của chính quyền địa phương, ngư dân TP Sầm Sơn đang khẩn trương thu gọn ngư lưới cụ vào bờ tránh trú bão Yagi. Trên bờ biển ở phường Trung Sơn, anh Trần Văn Phú cùng vợ đang gỡ mẻ tôm cá sau chuyến đi biển cuối cùng trước khi nghỉ ngơi đón bão.
Biết tin bão chưa vào bờ nên vợ chồng anh Phú dành hơn ba giờ đầu sáng nay "ra khơi chuyến vét" và thu về hơn một triệu đồng tiền bán hải sản."Hôm nay biển động hơn ngày thường nên cũng không thu được nhiều", anh Phú nói và cho hay, dự báo siêu bão Yagi khi đổ bộ sẽ hoành hành với mức độ rất khủng khiếp nên không thể chủ quan.
Ngư dân này sau đó cùng nhóm bạn chài trong làng hò nhau lần lượt kéo từng chiếc thuyền mủng loại nhỏ lên vỉa hè đường Hồ Xuân Hương. Hàng trăm gia đình ngư dân khác ở TP Sầm Sơn đã dừng các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển, tập trung chằng néo tàu thuyền vào vị trí an toàn.
Giữa buổi chiều, rất đông ngư dân và lực lượng công an, dân quân tự vệ các phường xã đang được huy động kéo thuyền bè lên các rặng phi lao ven biển và những nơi kín gió tránh bão.
Một phần vỉa hè và lòng đường Hồ Xuân Hương - tuyến đường ven biển dài nhất TP Sầm Sơn đã được chính quyền trưng dụng làm nơi để thuyền bè và ngư lưới cụ cho ngư dân. Giữa lòng đường, lực lượng chức năng vẫn dành các lối đi để phương tiện giao thông di chuyển bình thường, dù có đoạn tầm nhìn bị hạn chế. Sầm Sơn cũng vào cuối mùa du lịch nên lượng du khách cũng thưa thớt, không đông đúc như chính hè nên việc chuyển thuyền bè lên đường không bị ảnh hường.
Ngoài đường Hồ Xuân Hương, các loại tàu công suất lớn ở Sầm Sơn được di chuyển vào âu tránh trú gần khu vực Cảng Hới, phường Quảng Tiến.
Tại các xã Hoằng Trường, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ huyện Hoằng Hoá và nhiều xã ở các huyện Quảng Xương, Hậu Lộc, Nga Sơn, thị xã Nghi Sơn ngư dân cũng đã hoàn thành neo đậu tàu thuyền.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết Yagi là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông.
Từ đêm nay đến gần sáng mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14. Nơi đón gió mạnh cấp 6 đầu tiên trên đất liền nhiều khả năng là Móng Cái của Quảng Ninh, khoảng 1-4h ngày 7/9.
Bão gây mưa to cho Bắc Bộ và Thanh Hóa từ đêm nay đến sáng 9/9. Tổng lượng mưa phổ biến 100-350 mm, có nơi trên 500 mm. Mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ, tập trung trong ngày và đêm mai. Phía Tây Bắc Bộ mưa từ tối mai đến đêm ngày 8/9.
Vùng ven bờ, đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng rủi ro thiên tai cấp độ 4 với cảnh báo thiệt hại lớn về người, tài sản, công trình hạ tầng, gây đình trệ kinh tế - xã hội, môi trường bị phá hủy để lại hậu quả lâu dài, khó hồi phục. Các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa rủi ro thiên tai cấp độ 3.
Người dân ven biển những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão Yagi cần tuyệt đối tránh ra ngoài lúc mưa to, gió lớn.
Các đô thị, vùng núi, trung du Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa đối mặt nguy cơ ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là nhà ở, các công trình nhà tạm.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.