Học thêm dày đặc, học sinh lớp 11 chạy đua với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

16:50 23/05/2024

Dù thời gian nghỉ hè vẫn chưa chính thức bắt đầu nhưng nhiều học sinh lớp 11 đã phủ kín lịch học thêm hè vì lo lắng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo chương trình mới.

Học sinh lớp 11 chịu nhiều áp lực

Năm 2024 là năm cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức theo chương trình cũ. Năm 2025, thí sinh sẽ tham gia kỳ thi này với hình thức và đề thi mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Kể từ khi nhận được đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), em Nguyễn Ngọc Ánh - học sinh lớp 11A3 Trường THPT Kim Liên (Nghệ An) - hết sức lo lắng: “Dù bản thân đã được thầy cô hướng dẫn về ma trận đề thi, cách trình bày đáp án, cách tính điểm… nhưng em vẫn rất hoang mang.

2025 là năm đầu tiên áp dụng chương trình mới, dẫn đến việc số lượng đề thi trong ngân hàng đề rất ít. Điều này khiến em gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình tự học. Vì vậy, em quyết định đăng ký các khóa học ở trên mạng, cũng như một số lò luyện thi ở địa phương. Điều này giúp em cọ xát sớm hơn với kiến thức lớp 12 cũng như luyện dạng đề mới do các thầy cô biên soạn" - Ánh nói.

Nữ sinh nhìn thấy các bạn đồng trang lứa đã bắt đầu học trước kiến thức lớp 12 nên rất sốt ruột. Không muốn tụt lại phía sau nên Ánh đã bắt đầu học ngay từ khi vừa kết thúc kỳ thi học kỳ. Dù có phần mệt mỏi khi chưa kịp nghỉ ngơi sau một năm học dài, nhưng Ánh vẫn cố gắng để không bị tụt lại phía sau.

Còn Võ Huy Quyết - học sinh lớp 11C1 Trường THPT Kim Liên (Nghệ An) - cũng đã bắt đầu ôn thi chứng chỉ ngoại ngữ để có thêm cơ hội trong kỳ tuyển sinh năm sau.

Bởi hiện nay, theo như Quyết tìm hiểu đã có một vài trường đại học bỏ dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Nam sinh lo lắng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều trường không sử dụng phương thức này nên em lựa chọn thêm hình thức xét tuyển.

“Em dự định trong khoảng thời gian hè này sẽ ôn để thi chứng chỉ ngoại ngữ. Hiện tại, em dành hết tất cả thời gian trong tuần để học cũng như trau dồi thêm tiếng Trung của mình” - Huy Quyết đã chọn HSK (chứng chỉ tiếng Trung Quốc tế - PV) làm chứng chỉ giúp em gia tăng khả năng đỗ đại học.

Cùng với lịch trình hoạt động các câu lạc bộ ngoại khóa, quỹ thời gian của Quyết cũng rất eo hẹp ngay từ khi chưa bắt đầu kỳ nghỉ hè.

Học sinh lớp 11 lo lắng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Ảnh minh họa: Vân Trang

Lời khuyên của các thầy cô giáo

Nhận thấy kỳ nghỉ hè chưa chính thức bắt đầu nhưng nhiều học sinh đã lo lắng tìm các lớp học thêm, trung tâm ôn thi, khóa học online... các thầy cô giáo hết sức trăn trở.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, cô Phạm Thi Hằng - giáo viên Trường THPT Kim Liên (Nghệ An) - cho biết, bản chất của từ học thêm là để tiếp thu thêm kiến thức và củng cố lại các kiến thức cơ bản. Nhưng định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới là phát huy năng lực, khả năng của chính bản thân của các em học sinh. Vì vậy, việc đăng ký học thêm chỉ nên đóng vai trò phụ trợ, còn vấn đề quyết định vẫn là thái độ học tập và khả năng tự học của các em.

Bản thân cô Hằng mong học sinh có thể cân đối được thời gian đi học và tự học ở nhà của. "Hiện tại, trước thềm kỳ nghỉ hè mà các em đã đăng ký kín lịch của mình từ sáng đến chiều và thậm chí là cả tối, thử hỏi thời gian nào các em dành để phát triển khả năng tư duy, tự học của mình?" - cô Hằng trăn trở.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, thầy Bùi Thái Nam - giáo viên Trường THPT Tân Yên số 1 (Bắc Giang) - cho biết, bản thân rất hiểu tâm lý của các sĩ tử khi nóng lòng đăng ký khóa học hè với mong muốn học được thêm nhiều kiến thức. Nhưng chặng đường ôn thi còn rất dài phía trước. Để có thể đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp năm sau, các em phải đảm bảo cho mình sức khỏe thật tốt.

"Khoảng thời gian nghỉ hè này hãy để cho cơ thể của mình được nghỉ ngơi sau một năm học đầy căng thẳng và hồi sức, tiếp thêm tinh thần cho các em trên chặng đường dài phía trước. Các em không nên vì quá căng thẳng, áp lực mà đăng ký học ồ ạt. Về lâu dài sẽ khiến các em kiệt sức, không phát huy được trạng thái tốt nhất của bản thân" - thầy Nam đưa ra lời khuyên.

Có thể bạn quan tâm
Chọn trường ra sao để tăng cơ hội vào lớp 10 công lập?

Chọn trường ra sao để tăng cơ hội vào lớp 10 công lập?

22:30 12/03/2024

Cô Nguyễn Xuân Mai - Phó trưởng phòng Khảo Thí và kiểm định chất lượng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - chia sẻ 'bí kíp'.

Đại sứ Uladzimir Baravikou: 105 ngành Ngoại giao Belarus - một hành trình đáng tự hào

Đại sứ Uladzimir Baravikou: 105 ngành Ngoại giao Belarus - một hành trình đáng tự hào

14:20 21/01/2024

Ngày 22/1 năm nay, Belarus kỷ niệm 105 năm ngành Ngoại giao (1919-2024). Nhân dịp này, Đại sứ Belarus tại Việt Nam Uladzimir Baravikou chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam về những điểm nổi bật trong lĩnh vực đối ngoại của Belarus.

Thí sinh chuộng thi riêng để xét tuyển đại học

Thí sinh chuộng thi riêng để xét tuyển đại học

07:10 25/03/2024

Hàng trăm nghìn thí sinh đăng ký các kỳ thi riêng của đại học để lấy điểm xét tuyển, cao nhất từ trước tới nay.

Thạc sĩ, tiến sĩ vẫn khó xin dạy ở trường công

Thạc sĩ, tiến sĩ vẫn khó xin dạy ở trường công

23:30 08/11/2023

Bạn tôi trình độ tiến sĩ, được hiệu trưởng nhận nhưng trưởng bộ môn thì không.

Giáo viên lo lắng quy định mới về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Giáo viên lo lắng quy định mới về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

07:20 23/12/2023

Giáo viên đồng tình với quyết định bỏ thi thăng hạng chức danh song cũng có những ý kiến băn khoăn về tiêu chuẩn, điều kiện xét chức danh.

Đề thi lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu

Đề thi lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu

21:40 26/05/2024

Trường Phổ thông Năng khiếu công bố đề các môn thi vào lớp 10, ngay sau khi thí sinh kết thúc bài thi cuối cùng, tối 26/5.

Cụ bà khóc nghẹn khi bị con dâu đánh

Cụ bà khóc nghẹn khi bị con dâu đánh

17:10 18/08/2023

Bị con dâu đánh nhiều cái vào mặt, vào mắt, cụ bà Lê Thị Sành đã đến công an xã trình báo sự việc.

Cảnh sát Đức bắt giữ đối tượng âm mưu tấn công khủng bố

Cảnh sát Đức bắt giữ đối tượng âm mưu tấn công khủng bố

08:30 25/10/2023

Các nhà điều tra nghi ngờ Tarik S. - một người Hồi giáo từng có tiền án, đang âm mưu lên kế hoạch tấn công nhằm vào một cuộc biểu tình ủng hộ Israel bằng cách lao xe tải vào những người tuần hành.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Hà Nội công bố điểm sàn 2023

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Hà Nội công bố điểm sàn 2023

13:50 26/07/2023

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học chính...

Co loi xay ra
Co loi xay ra