TPO - “Theo ý kiến của tôi, khi cơ chế mở ra sẽ tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho người học, việc lựa chọn, thi cử do người học và gia đình hoàn toàn chịu trách nhiệm. Do đó, cần phải cân nhắc rất kĩ khả năng, năng lực của trẻ để quyết định có cho học vượt hay không, tránh tình trạng “thiên tài sớm nở tối tàn”- thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội nêu quan điểm.
Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội |
Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội |
Mới đây, Đại học Quốc gia TPHCM thông tin sẽ xây dựng kế hoạch để học sinh giỏi vượt trội ở bậc THPT được học và công nhận tín chỉ một số môn cơ bản ở đại học.
Thông tin được PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM nêu tại Hội nghị thường niên năm 2023, được tổ chức vào cuối tháng 12/2023.
Theo ông Vũ Hải Quân, năm 2024, Đại học Quốc gia TPHCM sẽ thực hiện công nhận tín chỉ đại học cho một số học sinh THPT vượt trội. Các em sẽ học một số môn học cơ bản trên nền tảng của Đại học Quốc gia TPHCM theo phương thức thực hiện trực tuyến kết hợp với trực tiếp.
Hình thức này sẽ được thực hiện đối với học sinh THPT có tài năng vượt trội, không chỉ dành riêng cho học sinh trường chuyên, năng khiếu.
Nhiều trường đại học lớn trên thế giới đã triển khai mô hình này. Chẳng hạn, tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, các tài năng đặc biệt có thể theo học từ 13, 14 tuổi, đến 16-18 tuổi tốt nghiệp đại học, 20 tuổi tốt nghiệp tiến sĩ.”
Phù hợp?
Nêu quan điểm về vấn đề này, thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, đại học là nơi giáo dục nghề nghiệp và có tính tự chủ, sản phẩm của giáo dục đại học là những cử nhân, kĩ sư có năng lực tham gia vào thị trường lao động ở 1 lĩnh vực cụ thể nào đó do vậy việc ĐHQG TP Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch để học sinh giỏi vượt trội bậc THPT được học và công nhận tín chỉ một số môn cơ bản ở đại học là phù hợp.
Theo thầy Công, với nhà trường, đây là 1 ưu thế tạo ra sức hút đặc biệt, với lợi thế rút ngắn thời gian đào tạo và kinh phí nên nhiều học sinh giỏi sẽ có xu hướng lựa chọn nhà trường. Nhiều học sinh giỏi, năng khiếu có thể học đại học ngay khi còn ngồi trên ghế phổ thông.
Cũng theo thầy Công, linh động hóa quá trình đào tạo, tạo ra động lực giúp học sinh, sinh viên tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập.
“Tìm kiếm được các học sinh thực sự ưu tú, rút ngắn thời gian đào tạo và có thể tạo ra những cá nhân đột phá trong thị trường lao động, nghiên cứu khoa học…”- thầy Công nêu quan điểm.
Cần cân nhắc kĩ lưỡng
Thầy giáo này cho rằng, với học sinh giỏi, đặc biệt là các học sinh có tố chất, định hướng nghề nghiệp từ nhỏ có thể tham gia vào môi trường học tập chuyên nghiệp từ rất sớm, nhiều “thần đồng” có cơ hội phát triển sớm hơn và phục vụ xã hội sớm hơn.
Mặt khác, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc của gia đình khi học song song chương trình phổ thông và chương trình đại học, có thể đi tắt, đón đầu các vị trí việc làm mà mình mong muốn trong tương lai.
Thầy Công cho rằng, theo ý kiến của thầy, khi cơ chế mở ra sẽ tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho người học, việc lựa chọn, thi cử do người học và gia đình hoàn toàn chịu trách nhiệm.
“Do đó, cần phải cân nhắc rất kĩ khả năng, năng lực của trẻ để quyết định có cho học vượt hay không, tránh tình trạng “thiên tài sớm nở tối tàn”, học ép, học quá căng thẳng dẫn đến áp lực tinh thần, stress hay các bệnh lí về thần kinh. Mặt khác, việc học tập, công nhận kết quả học tập, các chứng chỉ học vượt phải thực sự khách quan, tránh để các tiêu cực không đáng có xuất hiện trong quá trình ấy”- thầy Công nêu quan điểm.
TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT cho rằng cho rằng, đại học Quốc gia TPHCM sẽ xây dựng kế hoạch để học sinh giỏi vượt trội ở bậc THPT được học và công nhận tín chỉ một số môn cơ bản ở đại học là một đường lối đúng.
Ông Vinh cho rằng, đây là một chủ trương tốt. Nếu như trước đây khi hoàn chỉnh chương trình học này mới vào học chương trình kia là không đúng.
Ông Nguyễn Sóng Hiền, tiến sĩ ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia) cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia chưa công nhận chương trình lớp 11 và 12 như chương trình dự bị đại học ( Foundation) như các quốc gia phát triển khác. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển tiếp của học sinh phổ thông lên đại học .
Mặc dù trong luật giáo dục hiện nay quy định rõ các cấp học phải đảm bảo tính liên thông nhưng trong thực tế chương trình giáo dục phổ thông được thiết kế đóng khung tách biệt với giáo dục đại học. Đây chính là một khiếm khuyết lớn đối với hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay.
Vì lý do này, những học sinh Việt Nam muốn du học ở các quốc gia phát triển ở bậc đại học buộc phải tham gia vào khóa dự bị đại học trước khi được chấp nhận vào chính khóa.
Vì vậy, đã đến lúc Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu ban hành quy định về chương trình dự bị đại học nhằm đảm bảo quyền lợi của người học và hơn hết nó đảm bảo tính liên thông ở các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân và tiếp cận gần hơn với các hệ thống giáo dục của các quốc gia phát triển.
Em Lê Vũ Anh Thư, vừa tốt nghiệp đại học tại Úc cho rằng để học sinh THPT học tín chỉ đại học không hợp lý.
Thư cho rằng, một số môn cơ bản ở Đại học chính là nền tảng, là 1 sự tổng hợp kiến thức theo cách nhìn, cách tư duy theo đúng chuyên ngành, chuyên môn. Vậy nên đối với em, những môn cơ bản này cũng quan trọng. Việc thời gian học đủ cho việc ngấm, hiểu và đối chiếu, áp dụng kiến thức cũng rất quan trọng. Việc học vượt này đòi hỏi việc học sinh phải phân chia đủ những thời gian trên cho bộ môn, tránh hậu quả của “dục tốc bất đạt”.
Chín ngư dân ở Quảng Ngãi khi đang khai thác hải sản trên biển thì bị một tàu chở hàng đâm chìm, khiến một người tử vong, hai người mất...
Nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' chia sẻ hàng trăm clip đồi trụy để những người trong nhóm xem, bình luận, 24 người bị khởi tố, 6 người bị bắt tạm giam.
Báo Wall Street Journal tuyên bố nắm được chi tiết thỏa thuận hòa ước Nga - Ukraine vào năm 2022.
Ngày 24.2, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chủ trì cuộc làm việc với đại diện các hộ kinh doanh tại Chợ Tam Bạc, quận Hồng...
Video: 'Quái xế đầu trần' lạng lách, 'thông chốt' 141 ở Hà Nội Tối 3/8, tổ công tác liên ngành Y2/141, Công an TP Hà Nội lập chốt kiểm soát trật tự an toàn giao thông tại nút giao Phan Chu Trinh - Lý Thường Kiệt. Lực lượng tập trung xử lý các trường hợp tàng trữ ma túy, vũ khí quân dụng, không đội mũ bảo hiểm, vi phạm nồng độ cồn và các 'quái xế' đua xe, lạng lách, đánh võng gây náo loạn phố phường. Trong gần 2 giờ đồng hồ, tổ công tác tổ chức...
Nam Định - Chiều 30.4, trao đổi với Lao Động ông Trần Minh Phương - Chủ tịch UBND xã Hải Triều xác nhận, người dân xã Hải Triều (huyện Hải Hậu) phát...
Phát biểu khai mạc sự kiện, Phó Giáo sư Elena Zubsova, Bộ môn Ngôn ngữ Phương Đông, Khoa Phiên dịch MGLU cho biết trường có lịch sử quan hệ với Việt Nam đã hàng chục năm qua.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết một năm có 100 cuộc tấn công vào trung tâm dữ liệu TP và hơn 1 triệu hành vi vi phạm quy định về an ninh mạng hàng tuần.
Việc xử lý đá rơi trong hầm đường sắt đang thi công tại Quảng Bình ngày 7-8 cần nhiều thời gian, khiến 8 đoàn tàu bị chậm giờ kéo dài. Việc vừa thi công vừa khai thác đường sắt có đảm bảo an toàn chạy tàu?