Học sinh ném dép vào cô giáo ở Tuyên Quang là hành vi không thể chấp nhận

11:00 07/12/2023

Dù sự việc bắt nguồn từ đâu, vì lý do gì, học sinh phải có thái độ lễ phép, tôn trọng người dạy dỗ mình. Việc học sinh ném dép vào người cô giáo ở Tuyên Quang là hành vi không thể chấp nhận.

Nỗi buồn nghề “trồng người”

Liên quan sự việc học sinh ném dép vào cô giáo tại Trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, chia sẻ với Báo Lao Động, thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trường Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) – khẳng định đây là hành vi vô lễ, không được phép đối với những người làm nghề giáo. Điều này càng khó chấp nhận khi các em học sinh ở độ tuổi còn rất nhỏ.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng dù sự việc bắt nguồn từ đâu, vì lý do gì, học sinh phải có thái độ lễ phép tối thiểu như lâu nay ta hay nói "tôn sư, trọng đạo". “Việc học trò hành hung giáo viên không thể chấp nhận được” – PGS Nam khẳng định.

Thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trường Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội). Ảnh: NVCC

Trả lời phóng viên, một PGS.TS Nghệ thuật học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, cũng bày tỏ rằng giáo viên về nguyên tắc là bất khả xâm phạm, không bao giờ được phép xúc phạm, tấn công hay làm các hành vi bạo lực khác. Việc học sinh tấn công, hạ nhục cô giáo như vậy là vi phạm luật nhà giáo. Chưa kể, người Việt Nam còn có truyền thống tôn sư trọng đạo.

Nhiều giáo viên cũng chia sẻ cảm xúc rất buồn và thất vọng khi xem những hình ảnh về vụ việc này. Sự việc càng đáng báo động khi không chỉ 1-2 cá nhân học sinh có hành vi tấn công cô giáo, mà ở THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương, một nhóm học sinh cùng có hành vi này. Không một học sinh hay lãnh đạo nhà trường đứng ra can ngăn sự việc.

Thầy Trần Thành Nam cũng bày tỏ rất xót xa khi xem clip đồng nghiệp bị nhóm học sinh dồn vào góc tường đe dọa, chửi bới trong khi cô chỉ biết đứng im phòng thủ. Đó không phải hành vi được phép làm với người dạy dỗ mình.

Giáo viên đang phải chịu sức ép lớn

Hình ảnh cô giáo chỉ biết đứng im phòng thủ, tay cầm điện thoại để quay lại bằng chứng bảo vệ mình thực sự gây xót xa cho người xem. Nhiều người đặt ra câu hỏi từ bao giờ, học sinh lại có quyền năng đến vậy. Từ bao giờ, giáo viên chỉ biết bất lực đứng chịu trận, trở thành nạn nhân bạo lực học đường ngay trong lớp mình đứng dạy?

Thực tế, nhiều giáo viên chia sẻ hiện nay họ phải chịu nhiều sức ép, không phải từ chuyên môn mà là hành vi ứng xử trong môi trường sư phạm, nhất là khi mạng xã hội phổ biến như hiện nay. Thậm chí, nhiều học sinh cố tình tạo tâm lý ức chế cho giáo viên, hoặc cố ý khiêu khích để "gài bẫy" khiến thầy cô "phát hỏa" và các em quay chụp lại để tung lên mạng. Trong khi đó, không phải bố mẹ nào cũng hiểu vấn đề. Nhiều người chưa rõ đầu đuôi câu chuyện đã vội vàng chia sẻ lên mạng xã hội, kết tội giáo viên.

Thực tế này khiến nhiều giáo viên trở nên yếu đuối và bất lực trong nỗ lực giáo dục học sinh. Sự bất lực chịu đựng của cô giáo tại Trường THCS Văn Phú chính là xuất phát từ nguyên nhân trên. Nếu cô đứng im thì bị học trò xúc phạm, còn phản kháng thì bị quay lại và tung lên mạng, cho rằng cô giáo có hành vi bạo lực.

Hiệu trường Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Lương Thế Vinh lo ngại sẽ rất nguy hiểm nếu như học sinh coi thường thầy cô giáo, tấn công lại thầy cô giáo ngay tại lớp học. Nếu hiện tượng này diễn ra khi ở tuổi lớn hơn, hậu quả còn khủng khiếp hơn nữa. Tình trạng liên tục, kéo dài thì sẽ hình thành nên ý thức coi thường pháp luật, coi thường danh dự nhân phẩm của người khác và biến những đứa trẻ thành những con người hư hỏng.

Hành vi tấn công giáo viên dù bất kỳ lý do nào cũng không được chấp nhận. Ảnh từ clip.

Phải nghiêm trị

Theo quy định tại Điều 22 Luật Giáo dục, các hành vi bị nghiêm cấm trong trường học bao gồm: xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học; xuyên tạc nội dung giáo dục; gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh; hút thuốc, uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự...

Tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người thực hiện hành vi vi phạm Luật Giáo dục sẽ bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khoản 2, Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hình thức xử lý kỷ luật học sinh như sau: nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm; khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm; tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài các hình thức xử lý kỷ luật nêu trên, pháp luật không cho phép giáo viên, cán bộ giáo dục hoặc cơ sở giáo dục được phép thực hiện các hình thức kỷ luật nào khác, đặc biệt là nghiêm cấm sử dụng bạo lực để thay cho các hình thức xử lý kỷ luật.

Chuyên gia Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng bạo lực học đường bao gồm học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và ngược lại giáo viên với học sinh. Đây đang là một hiện tượng xã hội và đáng buồn là không khó để điểm tên các sự việc xảy ra gần đây.

Khẳng định đây là một hiện tượng xã hội thể hiện sự suy đồi đạo đức và cần sớm “chấn hưng”, chuyên gia này cho rằng cần pháp luật vào cuộc. Người có hành vi bạo lực bắt buộc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Có thể bạn quan tâm
Đóng giả kẻ bắt cóc, lừa tiền chuộc nhiều gia đình

Đóng giả kẻ bắt cóc, lừa tiền chuộc nhiều gia đình

21:00 19/10/2023

Nguyễn Trọng Dự trong lúc trốn truy nã vẫn gọi điện đe dọa nhiều gia đình bị mất liên lạc với người thân, lừa thông báo đang giữ 'con tin' để yêu cầu chuyển tiền chuộc.

Hàng nghìn cư dân ở các khu vực ven biển được yêu cầu sơ tán cách bờ biển 100 mét do lo ngại sóng thần sau trận động đất mạnh 7.7 độ Richter tại Philippines

Hàng nghìn cư dân ở các khu vực ven biển được yêu cầu sơ tán cách bờ biển 100 mét do lo ngại sóng thần sau trận động đất mạnh 7.7 độ Richter tại Philippines

01:10 03/12/2023

Hàng nghìn cư dân ở các khu vực ven biển được yêu cầu sơ tán cách bờ biển 100 mét do lo ngại sóng thần sau trận động đất mạnh 7.7 độ Richter tại Philippines The post Hàng nghìn cư dân ở các khu vực ven biển được yêu cầu sơ tán cách bờ biển 100 mét do lo ngại sóng thần sau trận động đất mạnh 7.7 độ Richter tại Philippines appeared first on Trânsito e metrô.

Sudan: ICRC sơ tán hàng trăm trẻ em khỏi trại trẻ mồ côi ở Khartoum

Sudan: ICRC sơ tán hàng trăm trẻ em khỏi trại trẻ mồ côi ở Khartoum

08:30 09/06/2023

Một người phát ngôn của ICRC nêu rõ các trẻ từ 1-15 tuổi đã được đưa đến một địa điểm an toàn hơn ở thành phố Wad Madani, cách Khartoum khoảng 200km về phía Đông Nam.

Đại học Gia Định công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm đợt tháng 5.2024

Đại học Gia Định công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm đợt tháng 5.2024

14:50 31/05/2024

TPHCM - Ngày 31.5, Trường Đại học Gia Định công bố điểm chuẩn đạt điều kiện trúng tuyển xét tuyến sớm đợt tháng 5.2024.

Giải cứu 5 nam nữ thanh niên đi tắm bị mắc kẹt giữa sông Đồng Nai do thủy điện xả nước

Giải cứu 5 nam nữ thanh niên đi tắm bị mắc kẹt giữa sông Đồng Nai do thủy điện xả nước

12:30 07/06/2024

5 thanh niên đang tắm trên sông Đồng Nai thì bất ngờ thủy điện xả nước nên bị mắc kẹt, may mắn được công an Lâm Đồng băng rừng giải cứu.

Sắp diễn ra tọa đàm 'Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường'

Sắp diễn ra tọa đàm 'Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường'

20:50 07/12/2023

Ngày 8.12, Báo Lao Động sẽ tổ chức Tọa đàm “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần “tôn sư trọng đạo' bị...

Lấn làn vượt ẩu, lái xe tải gây gổ với người đi đúng chiều

Lấn làn vượt ẩu, lái xe tải gây gổ với người đi đúng chiều

09:30 05/01/2024

Đường cấm vượt, hàng dài xe ùn lại, chiếc xe tải lấn hẳn sang làn đường ngược chiều vượt lên hôm 1/1 tại Phú Hội, Đức Trọng.

Đại học Phương Đông công bố chỉ tiêu xét tuyển 2024

Đại học Phương Đông công bố chỉ tiêu xét tuyển 2024

19:20 05/06/2024

Đại học Phương Đông xét tuyển 2.450 chỉ tiêu bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm trung bình học bạ tổ hợp 3 môn của 3 học kỳ và điểm trung bình năm lớp 12.

Năm học 2023 - 2024, Hà Nội tăng gần 69.000 học sinh

Năm học 2023 - 2024, Hà Nội tăng gần 69.000 học sinh

16:30 16/08/2023

Năm học 2023 - 2024, toàn TP.Hà Nội có hơn 2,2 triệu học sinh (tăng gần 69 nghìn học sinh so với cùng kỳ năm trước).

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới