Năm học 2022 - 2023, môn Lịch sử từ môn học tự chọn chuyển thành môn bắt buộc. Điều này khiến các nhà trường, giáo viên, học sinh ít nhiều gặp khó khăn trong quá trình triển khai.
Căng thẳng với tiết học Lịch sử
Ngay từ khi bắt đầu học Lịch sử theo chương trình mới, em Đào Đức Anh - học sinh Trường THPT Trần Phú (Quảng Ninh) - cảm nhận độ khó của môn học rất rõ so với môn Lịch sử của những khoá học trước.
“Môn Lịch sử ở chương trình mới với thời lượng 52 tiết/năm học. Điều này khiến chúng em cảm thấy rất căng thẳng. Nếu học sinh nào không thi môn này thì càng là một trở ngại trong quá trình học tập.
Điều thứ hai là độ khó trong các bài tăng lên. Nếu không tập trung tối đa thì khó để theo kịp bài giảng. Trong đó, em thấy phần khó là kiến thức lịch sử chính trị, kinh tế” - Đức Anh chia sẻ.
Tương tự như Đức Anh, em Trương Quang Huy - học sinh lớp 11, Trường THPT Phú Nhuận (TPHCM) - cũng cảm thấy rất khó khăn với những bài học đầu của môn Lịch sử.
“Để chương trình Lịch sử hiện nay giảm bớt áp lực cho học sinh, giáo viên nên thay đổi cách dạy, tạo cảm hứng cho học sinh, nếu không thì môn học sẽ gây ám ảnh, sự sợ hãi” - Quang Huy bày tỏ.
Cô Nguyễn Thị Hoàng Linh - giáo viên dạy môn Lịch sử tại tỉnh Quảng Ninh - cho rằng, bất kể sự thay đổi nào cũng sẽ cần rất nhiều thời gian để giáo viên và học sinh làm quen dần.
Ban đầu, khi Lịch sử trở thành môn học bắt buộc, giáo viên sẽ mất sức hơn vì phải tham gia các lớp tập huấn, đồng thời việc xây dựng giáo án, bài giảng phù hợp cũng là một khó khăn.
Cũng theo cô Linh, môn Lịch sử theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới có mục tiêu chung là chuyển đổi từ tiếp cận kiến thức sang mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Do đó, cách thức xây dựng các bài giảng phải chú trọng và phù hợp với đối tượng học sinh đại trà.
“Chương trình Lịch sử lớp 10 mới khác với chương trình cũ ở chỗ, kiến thức chuyên biệt, không lặp lại từ kiến thức bậc THCS. Cộng thêm yêu cầu học tập của chương trình mới đặt ra thì vai trò của giáo viên rất quan trọng. Điều này đòi hỏi thầy cô phải đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn thay vì nhồi nhét kiến thức theo kiểu truyền thống” - cô Linh thẳng thắn nói.
Nội dung Lịch sử chương trình mới bậc THCS quá khó
Theo thiết kế ban đầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Lịch sử chỉ bắt buộc đến hết cấp THCS. Do đó, nhiều nội dung mà theo chương trình hiện hành, lên bậc THPT mới được học thì đã được dồn xuống bậc THCS. Điều này nhằm đảm bảo học sinh lên bậc THPT dù không chọn lịch sử để học nữa thì vẫn đủ kiến thức nền tảng về môn học này.
Sự chuyển đổi gấp gáp từ môn tự chọn sang môn học bắt buộc ở phút chót khiến không ít giáo viên, học sinh đánh giá, việc bắt buộc học sử ở cả hai cấp đều nặng nề.
GS.TS Đỗ Thanh Bình - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội -nhìn nhận, một khối lượng kiến thức gần như của THPT trước đây được dồn nén vào THCS. Nội dung kiến thức nặng nề nhất là lớp 9. Chương trình lớp 9 còn nặng nề hơn lớp 10, 11.
Khi biên soạn SGK Lịch sử lớp 9, hầu như tác giả đều nhận thấy điều này. Nhiều người còn so sánh với chương trình Lịch sử lớp 10, 11 (phần chủ đề đã sửa đổi) thì nội dung kiến thức chương trình Lịch sử lớp 9 có cảm giác nặng hơn.
Từ những khó khăn trên, ông Bình đưa ra kiến nghị trong quá trình triển khai nên sớm tổng kết thực tiễn, khẳng định mặt tốt của chương trình và chỉ ra những hạn chế của chương trình, về tổ chức dạy - học, về kiểm tra, đánh giá, về sự đáp ứng của giáo viên... để tham mưu kiến nghị cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, tăng cường tập huấn giáo viên ở các cấp học về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp và kĩ thuật dạy học Lịch sử.
Theo ý kiến nhiều thầy cô, việc nhân đôi điểm môn Ngữ văn, Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 không còn phù hợp.
Hàng chục nghìn người Palestine ở Dải Gaza đang phải sống trong sợ hãi và tương lai bấp bênh khi giao tranh nổ ra giữa lực lượng Hamas và Israel.
Hơn 50 tấn cá vược, hồng và chẽm nuôi trên sông Đò Điệm ở huyện Thạch Hà chết nổi trắng lồng, mỗi hộ nuôi thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Tính đến hiện tại đã có 8 tỉnh, thành công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023.
Tổng thống Putin nêu lý do tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine; Israel cảnh báo đáp trả trực tiếp Iran nếu bị tấn công.
TPHCM - Năm 2024, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TPHCM tuyển sinh khoảng 5.150 chỉ tiêu, theo 5 phương thức xét tuyển.
Không biết từ bao giờ người dân truyền tai nhau câu 'nhất khách, nhì tải', ra đường thấy mấy loại xe này thì nhất định phải né cho an toàn.
Ngày 1.6, tại cuộc họp Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có báo cáo về tình hình cung ứng và việc giảm...
Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) vừa công bố điểm chuẩn hai phương thức xét tuyển sớm là ưu tiên xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.