Học sinh cuối cấp áp lực vì ôn thi tốt nghiệp THPT

09:50 14/11/2023
Học sinh lớp 12 năm nay là khóa cuối cùng học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 Ảnh: Vân Trang

Học sinh lớp 12 năm nay là khóa cuối cùng học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006, trước khi kỳ thi tốt nghiệp THPT có những đổi mới vào năm 2025. Để học sinh ổn định tâm lý, các trường đã lên kế hoạch ôn tập, đồng hành cùng thí sinh.

Lên kế hoạch ôn tập

Đặt mục tiêu thi đỗ vào Trường Đại học Y Dược Huế, ngay từ thời điểm đầu năm học, em Lê Ngọc Tố Y - học sinh lớp 12A, Trường THPT Kỳ Lâm (tỉnh Hà Tĩnh) đã vạch ra kế hoạch ôn tập cụ thể. Ngoài thời gian học trên lớp, em phân chia thời gian tự học các môn theo tổ hợp xét tuyển đại học và dành thời gian nghỉ ngơi, giữ tâm lý thoải mái nhất. “Bản thân em hay các bạn trong lớp đều cảm thấy ít nhiều áp lực. Khoá học của chúng em là khoá cuối cùng được theo chương trình cũ, cộng thêm việc áp lực từ điểm số của các anh chị khoá trước quá xuất sắc” - Tố Y chia sẻ.

Nữ sinh cho rằng, lứa học sinh cuối cùng học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 vừa có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. May mắn là chương trình thi chưa có nhiều sự thay đổi, vẫn ổn định như nhiều năm trở lại đây; các thầy cô vẫn quen thuộc với các phương pháp ôn tập để hướng dẫn các bạn. Nhưng cùng với cơ hội, áp lực lớn nhất với em là nếu chẳng may chưa trúng tuyển nguyện vọng mong muốn, có ý định thi lại năm sau, em sẽ phải làm quen với cách thi mới.

“Chương trình mới, sách giáo khoa mới có nhiều thay đổi, phương pháp học tập có xu hướng tư duy và phát triển năng lực cá nhân. Nếu như rơi vào trường hợp những thí sinh muốn thi lại thì em nghĩ rất khó để bắt nhịp và mất rất nhiều thời gian” - Tố Y nói. Không riêng Tố Y, tâm lý chung của học sinh lớp 12 là lo lắng, áp lực. Một phần vì những năm qua, điểm chuẩn đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT có xu hướng tăng cao.

Trường học lên phương án hỗ trợ học sinh

Thấu hiểu những áp lực, lo lắng của học sinh lớp 12 - khóa cuối cùng của chương trình GDPT 2006, ngay từ đầu năm, các trường THPT đã lên kế hoạch ôn tập theo từng giai đoạn cụ thể, với từng nhóm đối tượng học sinh. Điều này sẽ giúp học trò yên tâm và chuẩn bị tâm lý vững vàng nhất cho các kỳ thi quan trọng.

Cô Trần Thị Bích Hợp - Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa, Hà Nội - cho biết, ngoài việc thống nhất trong Hội đồng giáo dục về việc thực hiện năm cuối chương trình 2006, nhà trường còn thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp với cha mẹ học sinh khối 12 để đồng hành cùng các em, giúp cha mẹ học sinh không lo lắng, phối hợp tốt với nhà trường ôn tập cho học sinh, chuẩn bị kiến thức để các em sẵn sàng, tự tin trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó, nhà trường đã sớm thực hiện việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho các em.

“Các em học sinh khối 12 là lứa học sinh cuối cùng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006, các em hãy trang bị thật tốt kiến thức, nhất là các môn Toán, Văn, Anh và các môn tổ hợp. Các em cũng có lợi thế là đã biết rõ hình thức thi tốt nghiệp vẫn giữ nguyên như những năm trước, từ đó các em yên tâm học và ôn thi” - cô Hợp căn dặn tới học trò.

Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Bắc Yên (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) cũng chủ động trong công tác hướng nghiệp. Với những học sinh có ý định thay đổi tổ hợp, các em phải đăng ký lại từ đầu năm học để nhà trường sắp xếp lớp, phân công giáo viên hỗ trợ gia cố kiến thức, bù lấp lỗ hổng.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 giữ ổn định như năm 2023

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho hay: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023 về hình thức tổ chức, mô hình kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ vẫn giữ ổn định trong năm 2024. Tuy nhiên, kỳ thi năm 2024 sẽ có một vài điều chỉnh về mặt kỹ thuật để chuẩn bị cho công tác tổ chức thi từ năm 2025. Theo đó, Bộ GDĐT đang phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ để hoàn thiện phương án vận chuyển đề thi qua hệ thống cơ yếu.

Có thể bạn quan tâm
Đền thờ Nguyễn Biểu, nơi lưu giữ 2 bia đá di sản tư liệu Hán Nôm quý giá

Đền thờ Nguyễn Biểu, nơi lưu giữ 2 bia đá di sản tư liệu Hán Nôm quý giá

16:30 16/06/2024

Đền thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu được Nhà nước xếp hạng, công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1991. Ngày nay đền thờ ông...

Thái Lan bùng nổ với Tết Songkran sau ba năm gián đoạn vì COVID-19

Thái Lan bùng nổ với Tết Songkran sau ba năm gián đoạn vì COVID-19

07:00 14/04/2023

Sau gần ba năm bị hoãn vì đại dịch COVID-19, giờ đây khắp Thái Lan đều đang nóng hừng hực trước không khí Tết Songkran 2023, một dịp lễ hội nổi tiếng nhất nhì nước này.

Anh Võ Văn Trung tái đắc cử Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Đồng Nai

Anh Võ Văn Trung tái đắc cử Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Đồng Nai

06:00 30/10/2023

Anh Võ Văn Trung - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Đồng Nai tái đắc cử Chủ tịch Hội Sinh viên tỉnh Đồng Nai.

Nữ điều dưỡng chết não hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng chết não hiến tạng cứu 4 người

00:10 05/04/2024

Điều dưỡng Lộ Thị Thùy Linh, làm việc tại Bệnh viện E, mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến chết não, gia đình đồng ý hiến tạng cô để ghép cho 4 người.

Bạn trẻ ASEAN - Nhật Bản giao lưu văn nghệ, kết chặt tình hữu nghị trong đêm hội văn hóa

Bạn trẻ ASEAN - Nhật Bản giao lưu văn nghệ, kết chặt tình hữu nghị trong đêm hội văn hóa

10:00 15/12/2023

Trong hoạt động chung khép lại Festival thanh niên ASEAN – Nhật Bản năm nay, hơn 100 đại biểu thanh niên các nước đã hòa chung những câu hát, điệu nhảy vui tươi, thân ái, tiếp tục cố kết mối quan hệ hữu nghị bền chặt được gầy dựng suốt nửa thế kỷ qua.

Vì sao Thanh Hóa công bố dịch bạch hầu?

Vì sao Thanh Hóa công bố dịch bạch hầu?

19:40 12/08/2024

Giới chức công bố dịch bạch hầu ở thị trấn Mường Lát do đáp ứng các điều kiện của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và nhằm huy động các nguồn lực phòng chống dịch.

Nhiều người ở Singapore nhập viện khi ca Covid tăng kỷ lục

Nhiều người ở Singapore nhập viện khi ca Covid tăng kỷ lục

15:50 14/12/2023

Số ca nhiễm và nhập viện do Covid-19 tại Singapore trong hai tuần gần đây tăng kỷ lục, gây áp lực cho hệ thống y tế vốn đã bận rộn.

Chán nản vì bố mẹ không ăn chung ngủ chung

Chán nản vì bố mẹ không ăn chung ngủ chung

12:10 17/06/2024

Hai ông bà gần như không ăn chung, tiền sinh hoạt không chung, cũng không ngủ chung giường.

Truyền thống để bò giẫm lên người để lấy may ở Ấn Độ

Truyền thống để bò giẫm lên người để lấy may ở Ấn Độ

10:00 20/11/2023

Người Ấn Độ tin rằng để bò giẫm lên người trong lễ hội ánh sáng Diwali sẽ mang lại may mắn suốt năm.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới