Sáng 30-10, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã hoãn xét xử 4 bị cáo cựu lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa.
Theo quyết định của TAND cấp cao tại Đà Nẵng (số 1985/2024/QĐXXPT-HS, ngày 14-10-2024), sáng 30-10, tòa mở phiên xét xử phúc thẩm đối với 4 bị cáo trong vụ án hình sự xảy ra tại dự án Golden Gate (số 28E Trần Phú, TP Nha Trang, Khánh Hòa). Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm trên đã được thông báo hoãn và chưa có quyết định ngày đưa ra xét xử lại.
Theo quyết định của TAND cấp cao tại Đà Nẵng, 4 bị cáo trong vụ án được xét xử phúc thẩm này gồm các ông Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh (đều là cựu chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa), Đào Công Thiên (cựu phó chủ tịch UBND tỉnh) và Võ Tấn Thái (cựu giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và cựu giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa).
Vụ án trên xảy ra tại dự án Khu tổ hợp khách sạn và căn hộ du lịch cao cấp, sau đổi thành dự án Nha Trang Golden Gate, liên qua đến việc giao đất, cho thuê đất, quyết định về đầu tư dự án vừa nêu tại khu đất bên biển Nha Trang (hơn 20.110m², ở số 28E đường Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).
Ngày 14-10-2024, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng ban hành quyết định đưa vụ án trên ra xét xử phúc thẩm vào sáng 30-10-2024, do có kháng cáo của Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang - chủ đầu tư dự án Golden Gate.
Trong quyết định này, hội đồng xét xử phúc thẩm có 3 thẩm phán, trong đó có thẩm phán Phạm Việt Cường.
Theo các luật sư có tên trong thành phần tham gia tố tụng (bào chữa cho các bị cáo) như quyết định đã nêu của TAND cấp cao tại Đà Nẵng, thẩm phán Phạm Việt Cường là phó chánh án TAND Cấp cao tại Đà Nẵng, người đã bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao khởi tố bị can, bắt tạm giam hơn 1 tuần qua để điều tra tội "nhận hối lộ".
Thế nhưng, cho đến ngày 30-10, thời điểm ấn định đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án này, các luật sư tham gia tố tụng tại phiên tòa vẫn chưa nhận được quyết định thay đổi thẩm phán của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đối với thẩm phán Phạm Việt Cường.
Trước đó, tháng 12-2023, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Khánh Hòa xử 4 bị cáo trong vụ án này và tuyên họ phạm tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Chiến Thắng: 5 năm tù, các bị cáo Lê Đức Vinh và Đào Công Thiên: 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Võ Tấn Thái: 4 năm tù.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.