Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ ngày 9/10 cho biết nước này đã đồng ý hoãn thực hiện hợp đồng với Đức về việc bàn giao súng phóng lựu chống tăng cho đến năm 2026 để các loại vũ khí này có thể được chuyển đến Ukraine.
Vì Ukraine, Thụy Sĩ chấp nhận thay đổi kế hoạch nhận súng chống tăng từ Đức |
Một binh sĩ Ukraine kiểm tra tên lửa chống tăng vác vai NLAW. (Nguồn: AFP) |
Hợp đồng mua sắm súng chống tăng vác vai RGW 90 từ nhà sản xuất Dynamit Nobel Defence GmbH (Đức) là một phần trong chương trình vũ khí năm 2016 của Thụy Sỹ. Việc giao hàng sẽ diễn ra theo từng giai đoạn từ năm 2024-2025.
Thông báo nêu rõ, hai chuyến hàng đầu tiên đến đúng lịch trình nên Thụy Sỹ đã hoàn tất quá trình cung cấp loại vũ khí này cho quân đội. Tuy nhiên, Đức có ý định gửi loại vũ khí này đến Ukraine nên số còn lại sẽ được giao cho Thụy Sỹ vào năm 2026, chậm hơn khoảng 1 năm so với kế hoạch.
Tin liên quan |
Tổng thống Ukraine sẽ trình bày Tổng thống Ukraine sẽ trình bày 'kế hoạch chiến thắng' để 'chấm dứt ngay xung đột' với các đồng minh tại Đức sắp tới |
Theo Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ, quyết định trên sẽ không vi phạm tính trung lập của Bern bởi trước khi đến Ukraine, số vũ khí này chưa từng có mặt ở lãnh thổ Thụy Sỹ.
Ngoài ra, Thụy Sỹ cũng sẽ cung cấp 30 triệu Franc (35 triệu USD) cho “hoạt động rà phá bom mìn nhân đạo” ở Ukraine cho đến năm 2027.
Mặc dù không phải là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Liên minh châu Âu (EU), Thụy Sỹ ủng hộ hầu hết các biện pháp hạn chế đối với Nga.
Tuy nhiên, Bern không đồng ý để các nước láng giềng châu Âu, trong đó có Đức, tái xuất khẩu vũ khí do Thụy Sỹ sản xuất sang Ukraine.
Trước đó, trong một đơn đặt hàng các loại vũ khí đa năng phóng vai NLAW năm 2022, Thụy Sỹ cũng đã ưu tiên cho Anh. Đây là cơ hội để Bern hỗ trợ các đối tác quan trọng ở những lĩnh vực cụ thể, phù hợp với chính sách trung lập không can thiệp vào việc triển khai các hệ thống vũ khí; khẳng định hơn nữa mong muốn tăng cường hợp tác an ninh quốc tế.
Gây chú ý với ý tưởng triển khai binh sĩ phương Tây tới Ukraine, ông Macron dường như muốn ghi điểm chính trị và thể hiện sức mạnh tập thể của NATO.
Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN) ngày 25/5 đã ký thỏa thuận về sự tham gia của xã hội trong đàm phán hòa bình.
Quốc hội Ukraine từ chối thảo luận về dự luật huy động thêm quân cho cuộc chiến khi các nhà lập pháp và công chúng chỉ trích gay gắt.
Trong chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình trong ngày 10/1.
Nga tuyên bố bắn hạ bất kỳ tiêm kích F-16 nào được chuyển cho Ukraine, cho rằng loại vũ khí này ít tác động tới cục diện chiến trường.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 19/6, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Dữ liệu từ 84 quốc gia cho thấy tỉ lệ dương tính với vi rút SARS-CoV-2 'đang gia tăng trong nhiều tuần qua'.
Israel có thể nhắm vào mục tiêu quân sự, kinh tế và cơ sở hạt nhân Iran để trả đũa vụ tập kích tên lửa, nhưng các phương án đều tiềm ẩn nguy cơ tính toán sai lầm.
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ người Mỹ cảm nhận tiêu cực về bà Harris có xu hướng tăng, có thể tác động xấu đến chiến dịch tranh cử của Phó tổng thống.