Họa sĩ Mai Long sinh năm 1930 tại Hải Phòng. Ông được đào tạo và trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1948, Mai Long theo học tại xưởng họa của danh họa Tô Ngọc Vân, tốt nghiệp cùng lớp họa sĩ nổi tiếng như Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Đào Đức, Trần Lưu Hậu...
Họa sĩ Mai Long tốt nghiệp trường Mỹ thuật Việt Nam khóa 1950-1954 và Đại học Mỹ thuật Hà Nội khóa 1961-1966. Khi hòa bình lập lại, họa sĩ Mai Long tập trung vào tranh lụa. Gia tài tranh lụa của ông lên tới hàng nghìn bức.
Ông vẽ rất nhiều tranh với nhiều thể loại khác nhau, không nhất quán theo trường phái nào. Phong cảnh quê hương, chân dung người phụ nữ Việt cho đến những câu chuyện tình yêu lãng mạn là chất liệu thường thấy trong tranh lụa Mai Long.
Ông cũng là thế hệ tiên phong cho nền điện ảnh hoạt hình Việt Nam, cũng là người đầu tiên đưa truyện cổ tích dân gian lên màn ảnh hoạt hình.
Từ năm 1963, khi còn học đại học, ông được đạo diễn Trương Qua mời tham gia vẽ cho bộ phim hoạt họa Đêm trăng rằm. Mai Long là họa sĩ chính thực hiện bộ phim hoạt hình màu đầu tiên của Việt Nam - Bài ca trên vách núi.
Trong thời gian làm việc ở Xưởng phim hoạt họa và búp bê Việt Nam (sau này là Hãng phim hoạt hình Việt Nam), ông tham gia vẽ cho các phim Chuyện ông Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh,...
Ở mảng đồ họa sách báo, ông thể hiện sở trường minh họa truyện tranh dân gian lịch sử.
Trong cuốn sách Họa sĩ Mai Long - Những bức tranh như những bài thơ (tác giả Tô Chiêm), nhà phê bình nghệ thuật Ekaterina Chelaeva (Liên Xô cũ) nhận định: "Dưới con mắt họa sĩ Mai Long, mọi cái đều có vẻ đẹp riêng, một vẻ đẹp mà những trái tim băng giá không bao giờ cảm nhận được. Những sáng tác của ông là sự kết hợp giữa truyền thống phương Đông sâu sắc và tính hiện đại của một nghệ thuật điêu luyện, độc đáo, với bút pháp hết sức trữ tình và phóng khoáng...".
Sáng 24/3, ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá trả lời những câu hỏi liên quan tới ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo'. Ông Thành nói: 'Hiện nay chúng tôi chưa thể cung cấp thông tin cụ thể vì phải thực hiện cam kết giữa các bên và tiến hành thủ tục để đưa ấn vàng hồi hương ấn vàng theo đúng quy định pháp luật của Pháp cũng như Việt Nam'. Ông Thành nhấn mạnh mốc tháng 4 và tháng 6/2023 sẽ rất quan trọng liên quan đến việc hồi hương của...
Mới đây, TAND cấp cao tại TP.HCM vừa tuyên giảm án 3 tháng tù cho bà Nguyễn Phương Hằng. Nhiều người thắc mắc bà Hằng còn phải chấp hành án bao lâu và khả năng được giảm án như thế nào?
Ngoài quy định không dẫn theo trẻ em, khách dự tiệc cưới Anh Đức được yêu cầu 'đi đúng số lượng ghi trên thiệp', tuân thủ dresscode.
Nghệ sĩ Trần Lực đã thông tin về bố ông - giáo sư, nghệ sĩ nhân dân Trần Bảng vừa qua đời sáng nay, 19-7 vì tuổi cao, bệnh trọng.
Không gian tiệc cưới Midu và doanh nhân Minh Đạt được trang trí 15.000 bông tuyết pha lê, thực hiện thủ công trong 200 giờ.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Trần Thanh Lâm chủ trì tọa đàm góp ý dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước. Chuẩn bị cho Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước, sáng 14/4 Ban Tuyên giáo T.Ư mời các nhà khoa học, quản lý về văn học nghệ thuật, giáo dục tới tham góp cho kế hoạch tổ chức. Hướng tới dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống...
Theo thiệp mời, tiệc cưới của Midu và doanh nhân Minh Đạt ngày 29/6 khuyến khích mọi người không đưa theo trẻ em.
Chuyên gia tội phạm ở Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng nhà chồng cũ của Thái Thiên Phượng biết luật phạm luật. Những tình tiết mới cho thấy vụ án đi theo chiều hướng phức tạp và làm khó cơ quan điều tra.
Liên quan đến vụ việc Vương Nhất Bác bị tố làm bạn gái có bầu nhưng chối bỏ trách nhiệm, người tung tin đồn phải lên tiếng xin lỗi và...