Hồ nước được ví như quả bom hẹn giờ

10:20 28/07/2024

Hồ Kivu chứa đầy carbon dioxide và methane ở tầng đáy đến mức có thể phát nổ bất cứ lúc nào, đe dọa 2 triệu người sống quanh hồ.

Hồ Kivu là một hồ nước khổng lồ bão hòa carbon dioxide (CO2) và methane ở tầng nước sâu đến mức có thể phát nổ mà không có dấu hiệu báo trước. Hai hồ khác ở châu Phi cũng có thành phần hóa học nguy hiểm tương tự là hồ Nyos và Monoun ở Cameroon, cả hai đều từng phát nổ trong 40 năm qua, giết chết tổng cộng gần 1.800 người và hàng nghìn động vật, theo Live Science.

Hồ Kivu là một trong những hồ lớn ở châu Phi nằm vắt qua ranh giới mảng kiến tạo gọi là Đới tách giãn Đông Phi. Trong đới tách giãn, mảng kiến tạo Somalia dịch về phía đông, cách xa khỏi phần còn lại của lục địa trên mảng kiến tạo Nubia (hay còn gọi là mảng kiến tạo châu Phi). Chuyển động này dẫn tới hoạt động núi lửa và địa chấn trong vùng, dẫn khí từ sâu trong vỏ Trái Đất tới bề mặt và vào tầng nước sâu của hồ Kivu.

Hồ Kivu lớn hơn nhiều so với cả hồ Nyos hoặc hồ Monoun, dài 90 km, rộng 50 km và sâu 475 m. Hồ nước có cấu trúc phân tầng khác thường, chỉ có 60 m nước trên cùng hòa lẫn thường xuyên, những lớp nước thấp hơn luôn tù đọng, theo Sergei Katsev, giáo sư vật lý và hồ học địa hóa ở Đại học Minnesota Duluth. Sự phân tách này có nghĩa CO2 và methane sủi lên từ đáy hồ bị mắc kẹt và tích tụ ở tầng đáy với độ sâu hơn 260 m. Khoảng 300 km3 CO2 và 60 km3 methane nằm ở đáy hồ Kivu. Ngoài ra, hồ cũng chứa đầy khí hydro sulfide từ sâu trong vỏ Trái Đất. Hỗn hợp khí độc đó có thể nhanh chóng phát nổ dọc theo khu dân cư đông đúc xung quanh, theo Katsev.

Vụ nổ sẽ giải phóng đám mây khí khổng lồ lơ lửng phía trên hồ nhiều ngày hoặc nhiều tuần, cuối cùng phân tán trong không khí, theo Philip Morkel, kỹ sư kiêm nhà sáng lập Hydragas Energy, công ty ở Canada đang lên kế hoạch khai thác methane từ hồ Kivu để sản xuất điện. Khi hồ bão hòa 100% ở tầng đáy (hiện nay là hơn 60%), nó sẽ nổ ngay lập tức.

Ở thời điểm đó, hồ nước có thể giải phóng 5% lượng khí nhà kính toàn cầu hàng năm trong một ngày. Tỷ lệ tử vong từ vụ nổ như vậy sẽ cực lớn. Khoảng 2 triệu người đang sống bên bờ hồ Kivu. Nếu có bất cứ ai ở trong đám mây, họ sẽ tử vong trong vòng một phút, Morkel cho biết.

Dù các nhà khoa học có thể theo dõi lượng khí mắc kẹt trong hồ, qua đó ước tính nguy cơ nổ, có nhiều yếu tố khó dự đoán hơn có thể kích hoạt vụ nổ. Ví dụ, động đất hoặc dung nham đột ngột có thể khuấy động những tầng nước trong hồ, gây ra vụ nổ. Nguy cơ cũng có thể đến từ nỗ lực bơm methane từ hồ. Khai thác methane bắt đầu bên phía Rwanda năm 2016, với mục đích giảm nguy cơ vụ nổ đồng thời cung cấp năng lượng cho lưới điện của cả nước. Nhưng một số chuyên gia cảnh báo điều đó làm rối loạn cấu trúc hồ, có thể kích hoạt vụ nổ thay vì ngăn chặn.

An Khang (Theo Live Science)

Có thể bạn quan tâm
Phát hiện hóa thạch bé gái 6 tuổi mắc bệnh Down cách đây 400.000 năm

Phát hiện hóa thạch bé gái 6 tuổi mắc bệnh Down cách đây 400.000 năm

10:30 14/07/2024

Một phân tích mới về một xương tai có hình dạng kỳ lạ được tìm thấy trong một hang động ở Tây Ban Nha cho thấy một đứa trẻ người Neanderthal 6 tuổi mắc hội chứng Down .

Ngoài xử phạt nồng độ cồn khi lái xe, 11 hành vi liên quan rượu bia bị cấm

Ngoài xử phạt nồng độ cồn khi lái xe, 11 hành vi liên quan rượu bia bị cấm

08:30 08/11/2023

Ngoài xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông, nhiều hành vi liên quan tới rượu bia khác bị nghiêm cấm.

Hải Phòng kết nối viện nghiên cứu chuyển giao công nghệ mới

Hải Phòng kết nối viện nghiên cứu chuyển giao công nghệ mới

03:30 12/06/2024

Hải Phòng cùng với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) triển khai các chương trình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới ứng dụng trong doanh nghiệp phát triển kinh tế địa phương.

Bắc Ninh nâng cao chỉ số minh bạch qua chấm điểm Cổng thông tin điện tử

Bắc Ninh nâng cao chỉ số minh bạch qua chấm điểm Cổng thông tin điện tử

09:30 03/03/2023

Tỉnh Bắc Ninh vừa thông báo kết quả đánh giá, chấm điểm mức độ cập nhật thông tin trên các Cổng Thông tin điện tử trong tháng 1 và tháng...

Điện thoại 'cục gạch' dần vắng bóng trước thời điểm tắt sóng 2G

Điện thoại 'cục gạch' dần vắng bóng trước thời điểm tắt sóng 2G

22:40 18/07/2024

Khi thời điểm tắt sóng 2G đang đến gần, các mẫu điện thoại 'cục gạch' cũng dần vắng bóng trên thị trường.

Viện Hàn Lâm Khoa học Nga vinh danh 6 người Việt dịp kỷ niệm 300 năm thành lập

Viện Hàn Lâm Khoa học Nga vinh danh 6 người Việt dịp kỷ niệm 300 năm thành lập

17:30 23/02/2024

Theo đài Sputnik, tháng 2/2024, Viện Hàn lâm khoa học Nga (RAS) kỷ niệm 300 năm thành lập. Trong số các viện sĩ-thành viên nước ngoài của RAS có 6 công dân Việt Nam.

Khoa học giải mã các hiện tượng dị thường - kỳ 3: Vạch mặt trò 'dùng ý nghĩ điều khiển đồ vật'

Khoa học giải mã các hiện tượng dị thường - kỳ 3: Vạch mặt trò 'dùng ý nghĩ điều khiển đồ vật'

00:40 22/07/2024

Song Chai khoe có thể dùng suy nghĩ điều khiển đồ vật. Bằng những căn cứ khoa học, James Randi đã phơi bày sự thật.

Dự đoán El Nino gây thiếu nước, Malaysia 'gieo' mây nhằm đảm bảo đủ nước sinh hoạt

Dự đoán El Nino gây thiếu nước, Malaysia 'gieo' mây nhằm đảm bảo đủ nước sinh hoạt

17:20 18/06/2023

Dự đoán hiện tượng El Nino có thể gây thiếu nước, Chỉnh phủ Malaysia đã triển khai nhiều chiến dịch 'gieo' mây tạo mưa nhằm đảm bảo đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất.

'Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh phải song hành'

'Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh phải song hành'

07:10 29/05/2024

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số tiêu thụ năng lượng và phát thải, đòi hỏi có chuyển đổi xanh để phát triển bền vững.

Co loi xay ra
Co loi xay ra