Hổ Mã Lai, loài cực kỳ nguy cấp, liên tục tấn công khiến ba người chết trong hai tháng qua, buộc giới chức Malaysia đặt nhiều bẫy để bắt chúng.
Giới chức Malaysia đang đặt 11 bẫy lồng được che phủ bằng lá cọ và gắn 20 camera trong khu rừng thuộc huyện Gua Musang, bang Kelantan, đông bắc nước này. Những con dê được nhốt trong các chuồng gần đó để dụ hổ vào bẫy.
Mohamad Hafid Rohani, giám đốc Sở Động vật hoang dã và Công viên Quốc gia bang Kelantan, hôm nay cho biết bang này ghi nhận 5 vụ hổ tấn công khiến 4 người thiệt mạng ở huyện Gua Musang kể từ năm 2021, trong đó ba người thiệt mạng trong hai tháng qua.
"Chúng tôi rất lo ngại. Đây là những vụ tử vong liên quan đến hổ nghiêm trọng nhất ở Malaysia trong nhiều thập niên qua", ông Hafid nói.
Hai trong số những người thiệt mạng là công nhân đồn điền. Kết quả khám nghiệm tử thi và vết chân hổ được tìm thấy tại hiện trường cho thấy loài động vật này đã tấn công các nạn nhân.
Hổ Mã Lai được nhóm Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào loại cực kỳ nguy cấp. Malaysia ước tính chỉ còn chưa đến 150 con hổ Mã Lai trong tự nhiên, trong đó 35 con ở bang Kelantan.
Các vụ hổ tấn công người hiếm khi xảy ra. Sự cố thường được ghi nhận ở những khu vực nơi con người xâm phạm môi trường sống của hổ. Tháng trước, một con hổ cái mắc bẫy và được đưa đến trung tâm cứu hộ động vật hoang dã ở bang Perak lân cận, ông Hafid cho biết.
Tuy nhiên, ông thừa nhận giới chức không rõ liệu con hổ này có liên quan đến các vụ tấn công gây chết người hay không. Hafid cảnh báo người dân địa phương nên ở trong nhà hoặc đi ra ngoài theo nhóm để đề phòng hổ tấn công.
Khoảng 3.000 con hổ Mã Lai từng sống trong rừng rậm Malaysia vào những năm 1950 và được coi là loài động vật quốc gia. Tuy nhiên, số lượng hổ giảm mạnh trong những năm qua do mất môi trường sống cũng như nạn săn trộm.
Mark Rayan Darmaraj, giám đốc Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã Malaysia, chỉ ra rằng một trong những lý do khiến hổ tấn công người có thể là sự suy giảm số lượng lợn rừng, một trong những thức ăn chính của hổ, do dịch tả lợn châu Phi.
Theo Rayan, việc bẫy hổ và chuyển đi nơi khác là biện pháp cần thiết để bảo vệ những con vật đã tấn công hoặc gây tử vong cho con người.
Huyền Lê (Theo AFP)
Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin thừa nhận bị phương Tây ‘qua mặt’, Ukraine thông báo bắn hạ 3 máy bay Su-34, chiến sự Israel-Hamas tại Dải Gaza, động đất ở Trung Quốc… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian, The Atlantic… tổng hợp.
Tổng thống Putin cho rằng Ukraine đã thất bại trong cuộc phản công lớn và hy vọng điều này sẽ được duy trì.
Vụ hàng nghìn máy nhắn tin của Hezbollah phát nổ là bước leo thang nghiêm trọng, có thể khiến nhóm vũ trang ở Lebanon cảm thấy họ cần động thái đáp trả mạnh mẽ.
Quân đội Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn nhất kể từ năm 2022, nếu muốn được tăng viện trợ, Kiev buộc phải có những thắng lợi lớn ở thực địa.
Nam thanh niên hơn 20 tuổi được phát hiện trong khoang càng máy bay từ Algeria đến Paris trong tình trạng hạ thân nhiệt nghiêm trọng, nhưng vẫn còn sống.
Tổng thống Putin tặng vườn thú Triều Tiên 70 con vật, trong đó có sư tử và gấu, để thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước.
Hamas nói phát biểu của ông Biden rằng lệnh ngừng bắn ở Gaza có thể thực hiện nếu Hamas thả con tin là 'bước thụt lùi' cho các cuộc đàm phán.
Yonhap đưa tin, ngày 21/1, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đã đưa ra nhận định về vụ thử nghiệm hệ thống vũ khí hạt nhân dưới nước mới nhất của Triều Tiên.
Ngày 8/10, tại Vientiane, Lào, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN và Hội đồng Điều phối ASEAN. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu tham dự các Hội nghị.