Chính quyền địa phương ở Hà Nội nơi có hồ đẹp bị san lấp cho biết đã vào cuộc sau khi báo phản ánh, tuy nhiên khó xử lý dứt điểm vì tình trạng đổ trộm đất
Trước đó, Tuổi Trẻ có bài "Ngang nhiên san lấp hồ đẹp của thủ đô" (ngày 25-8), phản ánh câu chuyện tình trạng san lấp ao hồ ở Hà Nội làm nhà xưởng, nhà kho, bãi xe, sân bóng, mặt bằng cho thuê diễn ra phức tạp trong nhiều năm qua.
Trước tình trạng san lấp trái phép trên đất hồ Song (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm) mà Tuổi Trẻ phản ánh, ngày 4-9, trao đổi với phóng viên, ông Hồ Trọng Thắng, chủ tịch UBND phường Đại Mỗ cho biết, để bảo vệ hồ đơn vị này đã phải vây tôn chống đổ trộm đất, rác thải.
"Trước đây đối với những xe đổ trộm, Công an quận Nam Từ Liêm mật phục bắt được đã yêu cầu đào lên, rồi xử phạt vi phạm về môi trường…", ông Thắng nói.
Ông Thắng cho rằng tình trạng đổ rác thải, đất xuống hồ Song đã xảy ra từ lâu. Ông sẽ tiếp tục cho kiểm tra, phát hiện những đối tượng đổ trộm ra hồ Song thì xử lý theo định.
Còn với tình trạng ngang nghiên san lấp đất hồ Đầm Đỗi (phường Định Công, quận Hoàng Mai) để san gạt mặt bằng, quây tôn như đã phản ánh, trao đổi với phóng viên, bà Lê Thị Thanh Ngà, phó chủ tịch UBND phường Định Công (quận Hoàng Mai) thông tin khi phát hiện tình trạng san lấp đất, rác thải xây dựng ra đất hồ Đầm Đỗi đơn vị này phải dùng máy múc tạo thành rãnh ngăn không cho xe tái diễn đổ trộm.
"Trong địa bàn phức tạp nhiều khi người dân cố tình vi phạm. Tôi đã giao cho cán bộ xây dựng biện pháp xử lý, ngăn chặn các vi phạm phát sinh", bà Ngà nói.
Ngoài rà Ngà cho hay đối với các công trình trên đất Đầm Đỗi, như bãi trông giữ xe ô tô, UBND phường Định Công đã phối hợp với một số cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, xử phạt và đã có thông báo di dời theo yêu cầu.
Cũng theo UBND phường Định Công đến nay chưa phát hiện được người đổ trộm ở diện tích mới phát sinh.
Cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) Công an TP Hà Nội đã mới xuống địa bàn kiểm tra khu vực san lấp trái phép trên đất hồ Đầm Đỗi.
Mặc dù trong suốt mấy năm gần đây nhiều cơ quan báo chí nhiều lần phản ánh về tình trạng san lấp xây nhà kho, nhà xưởng trái phép trên đất hồ Đầm Bông (phường Định Công, quận Hoàng Mai) nhưng đến nay nhìn từ trên cao hồ này đã "biến mất".
Mới đây, theo văn bản số 5986 của Sở Xây dựng báo cáo UBND TP Hà Nội (ngày 25-7), tại thời điểm kiểm tra (tháng 6-2024) thì "khu vực Đầm Bông đã cơ bản được san lấp, không còn diện tích mặt nước.
Trên khu đất này đã hình thành các ngõ 232 Trần Điền, số 268 Trần Điền và có nhiều công trình 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng, lán tạm…".
Theo đó, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai nghiêm túc kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan do để xảy ra vi phạm, tồn tại, không kịp thời thiết lập hồ sơ xử lý theo quy định, để vi phạm kéo dài gây bức xúc dư luận.
Liên quan đến các vi phạm xảy ra tại hồ Đầm Bông, ngày 27-2-2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có kết luận thanh tra số 333 nếu rõ "có 80 trường hợp vi phạm tại hồ Đầm Bông". Cuối năm 2022, đầu năm 2023 Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đã có chỉ đạo xử lý nghiêm việc lấn chiếm hồ Đầm Bông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.