Khi phố lên đèn cũng là lúc những tấm bạt được trải ra, phủ kín lối đi khu vực hồ Con Rùa, trước Bưu điện TP.HCM để 'xí' chỗ buôn bán.
Ngoài nạn vỉa hè trên nhiều tuyến đường ở TP. HCM đang bị lấn chiếm, Tuổi Trẻ Online còn ghi nhận tình trạng "xí" chỗ luôn công viên, ghế đá nơi công cộng để buôn bán.
Tại khu vực Nhà thờ Đức Bà (quận 1) và hồ Con Rùa (quận 3) có tình trạng "xí" chỗ buôn bán, biến công viên công cộng thành "của riêng" gây bức xúc cho người dân.
"Hồ Con Rùa là chỗ công cộng mà nhiều người bán hàng trải bạt hết ra như chỗ của riêng mình.
Muốn có chỗ ngồi phải mua đồ ăn hay nước uống của họ, riết rồi chỉ muốn ra công viên ngồi hóng gió thôi cũng không có chỗ", bạn Cẩm Tiên (20 tuổi, sinh viên Trường đại học Mở TP.HCM) bức xúc.
Theo lời Cẩm Tiên, "tình trạng này diễn ra hằng ngày ở khu vực hồ Con Rùa. Chỉ cần vừa gửi xe, bước chân qua đường là đã có người cầm thực đơn chờ sẵn.
Nếu mua đồ ăn thức uống thì họ niềm nở mời ngồi, còn lắc đầu thì thái độ họ khác hẳn, như muốn đuổi mình ra khỏi vậy".
Anh Phạm Hữu Tín (45 tuổi, quận 3, TP.HCM) kể: "Lúc trước tôi thường chở hai con gái ra hồ Con Rùa ngồi chơi, cho các cháu đi dạo.
Nhưng bây giờ ra đây hiếm khi có chỗ ngồi thoải mái, cha con tôi nhiều khi chỉ muốn lót dép ngồi thôi cũng phải né những tấm bạt của người ta ra. Có khi còn không có chỗ chứ nói gì là ghế đá".
Không chỉ trải bạt để "xí"chỗ, những người bán hàng còn chiếm dụng luôn cả ghế đá khu vực hồ Con Rùa làm nơi để vật dụng, bảng hiệu, menu. Thậm chí làm nơi để pha chế, chế biến đồ ăn thức uống.
"Nhiều người chỉ ngồi ghế trống thôi nhưng một lát sau tự động có người bán hàng lại để menu lên ghế, sát chỗ mình ngồi, rồi chất đồ lên kiểu như để đuổi khéo mình đi, rồi họ chiếm chỗ. Chẳng lẽ mình lại cãi nhau với họ, nên thôi đứng dậy đi chỗ khác cho lành", chị Nguyễn Ngọc Trân (28 tuổi, Gò Vấp) kể.
Tại khu vực Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Thành phố (quận 1, TP.HCM), vỉa hè bị người bán hàng phủ kín bạt để bày đồ ăn thức uống cho khách.
"Tôi và gia đình rất thích đi cà phê gần Bưu điện Thành phố và Nhà thờ Đức Bà vào cuối tuần. Nhưng rồi chúng tôi không đến đây nữa vì người bán cà phê cóc lấn chiếm hết vỉa hè. Nếu không uống nước của họ thì không được ngồi quanh đó", anh Văn Thông (45 tuổi, Bình Thạnh) nói.
Chị Hoài Thu (Thủ Đức) bức xúc: "Khu vực lòng đường nơi đây còn được một số người tận thu từ việc mở ra những bãi giữ xe máy, phát phiếu và thu tiền giữ xe của những người dân khi đến đây vui chơi, ăn uống".
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.