Việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam, mà còn mang ý nghĩa thời đại, bởi đây là thắng lợi chung của ba nước Đông Dương và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Ngày 21.7.1954, Hiệp định Geneve được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá “Hội nghị Geneve đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được khẳng định trong một điều ước quốc tế, được các nước tham gia Hội nghị Geneve công nhận và tôn trọng.
Đây là thành quả đấu tranh quật cường của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống chủ nghĩa thực dân mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Chia sẻ với báo giới nhân dịp sắp kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Bởi đây là thắng lợi chung của ba nước Đông Dương và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
Với nền ngoại giao nước ta, Hiệp định Geneve là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết và thực thi, không chỉ khẳng định vị thế quốc gia độc lập và có chủ quyền của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, để lại nhiều bài học quý báu và tôi luyện nên nhiều nhà ngoại giao ưu tú trong thời đại Hồ Chí Minh.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve là một cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này cũng như trong triển khai công tác đối ngoại hiện nay.
Bên cạnh những bài học về nguyên tắc như bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng, kiên định độc lập, tự chủ trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc, Hiệp định Geneve để lại nhiều bài học còn nguyên giá trị về phương pháp và nghệ thuật ngoại giao mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đó là bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đoàn kết dân tộc gắn kết với đoàn kết quốc tế để tạo nên “một sức mạnh vô địch”. Trong quá trình đàm phán Hiệp định Geneve, chúng ta không ngừng mở rộng đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới cho sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Đó là bài học về kiên định mục tiêu, nguyên tắc, song linh hoạt, biến hóa về sách lược theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong suốt quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve, chúng ta luôn kiên trì nguyên tắc hòa bình, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, song cơ động, linh hoạt có sách lược phù hợp với tương quan lực lượng, bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực để giành mục tiêu chiến lược.
Đó là bài học về luôn luôn coi trọng nghiên cứu, đánh giá và dự báo tình hình, phải “biết mình”, “biết người”, “biết thời”, “biết thế” để từ đó “biết tiến”, “biết thoái”, “biết cương”, “biết nhu”. Đây là bài học sâu sắc còn nguyên giá trị trong bối cảnh thế giới hiện nay đang biến động phức tạp và khó lường.
Đó là bài học về sử dụng đối thoại và đàm phán hòa bình để giải quyết bất đồng, xung đột trong quan hệ quốc tế. Đây là bài học mang tính thời đại, nhất là khi nhiều xung đột phức tạp đang diễn ra trên thế giới như hiện nay.
Các cơ sở giáo dục lên phương án bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh khi đến trường, tùy theo diễn biến mưa lũ và điều kiện thực tế tại cơ sở có thể cho học sinh nghỉ học.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa yêu cầu thủ trưởng đơn vị giáo dục phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tình trạng bạo lực học đường.
Em gái cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga khai chỉ làm công ăn lương, không được bàn bạc về công việc...
Sau khi phát hiện xe của đối tượng, thiếu tá Nguyễn Anh Tuấn, Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Long Biên (Hà Nội) cùng 2 người khác đuổi theo, chặn lại. Trong lúc bị khống chế, đối tượng đã chống trả, nổ súng khiến viên đạn bay trúng vào đùi anh.
Bãi rác cũ tại huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã quá tải, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ảnh hưởng tới đời sống người dân. Thế nhưng, đến nay dự án khu chứa và xử lý rác thải thay thế vẫn đang phải tạm ngừng vì thiếu vốn.
Ngày 27/6, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phát ra cảnh báo Trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe tại địa chỉ: https://gplxgovn.vn và https://gplxgov.com.vn đều là giả mạo. Đồng thời, Bộ GTVT đề nghị Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông cùng ngăn chặn, xử lý các địa chỉ giả này. Thời gian qua, trên mạng Internet xuất hiện nhiều website giả mạo Trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe (https://gplx.gov.vn) do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý,...
Do mâu thuẫn, hai nhóm thanh thiếu niên ở hai xã thuộc tỉnh Lai Châu cầm dao phóng lợn, gậy sắt, vỏ chai bia 'hỗn chiến' khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.
Gần đây, nhiều đối tượng tinh vi, ma mãnh sử dụng thủ đoạn giả vờ đánh ghen, chen lấn mua hàng, va chạm giao thông … khiến nạn nhân bị...
Sau nhiều năm gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, Khu di chỉ Vườn Chuối (Hoài Đức, Hà Nội) đang được khai quật, di dời để trả mặt bằng thi công dự án đường Vành đai 3,5 (từ Đại lộ Thăng Long - Quốc lộ 32).