Không nhận ra ngõ nhà mình
Phượng Vĩ là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Cẩm Khê, cách trung tâm huyện gần 20km. Trước đây, cơ sở hạ tầng giao thông của xã Phượng Vĩ rất khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thế nhưng, về với Phượng Vĩ những ngày cuối tháng 5 này, phóng viên Báo Lao Động ghi nhận, nơi đây đã có những cây cầu mới, những con đường bêtông liên xã, liên thôn khang trang, rộng rãi...
Người dân nơi đây kể lại, đã có những người đi làm xa lâu ngày, khi trở về quê hương không nhận ra chính con ngõ, chiếc cổng của nhà mình. Lý do là vì tất cả đều đã được "đập đi xây lại", hàng loạt người dân hiến đất, tài sản trên đất để làm đường.
Hỏi về một dự án đường giao thông nông thôn mới được đầu tư, xây dựng gần đây nhất, người dân xã Phượng Vĩ chỉ cho phóng viên đến khu Xóm Mới, cách trung tâm xã này khoảng 3km. Tại đây, con đường trục chính của xóm vừa được huyện Cẩm Khê đầu tư gần 13 tỉ đồng để nâng cấp, mở rộng, ven đường là hàng loạt những chiếc cổng, tường rào được xây mới.
Ông Nguyễn Văn Cấn - người dân sống tại khu Xóm Mới, xã Phượng Vĩ cho biết, để có được con đường mới rộng đẹp như ngày hôm nay, rất nhiều hộ gia đình đã tự nguyện hiến đất, các trường hợp hiến trên 100m2 đất thì nhiều không đếm xuể. Riêng với gia đình ông Cấn, dù là một hộ nghèo, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng cũng đã tự nguyện hiến trên 200m2 đất cho con đường này.
"Khi nghe dự án về, không chỉ riêng hiến đất, mà một loạt các cây cối lớn như: Xà cừ, xoan, sấu... tôi đều chặt hết để phục vụ việc mở rộng đường. Cách đây 4 năm, gia đình tôi cũng đã hiến khoảng 500m2 đất để Nhà nước xây trường mầm non. Ở đây chúng tôi nghĩ đơn giản lắm, hiến đất làm đường để quê hương có cơ hội phát triển, bản thân và con cháu sau này được hưởng" - ông Cấn bộc bạch.
Dọn ngay "đại công trường" hiến đất để nhìn cho "đỡ xót"
Với gia đình bà Nguyễn Thị Tập - cùng sống tại khu Xóm Mới, xã Phượng Vĩ, mặc dù hoàn cảnh cũng không "khá khẩm" hơn gia đình ông Cấn là bao, nhưng gia đình bà Tập cũng đã hiến tới hơn 400m2 đất để làm đường, trở thành một trong những hộ "hi sinh" nhiều nhất để tuyến đường trục chính qua Xóm Mới được hoàn thiện như ngày hôm nay.
Bà Tập chia sẻ: "Khi biết dự án làm đường đi qua diện tích đất của gia đình nhiều như vậy, lúc đầu tôi cũng tiếc, nhưng thấy tất cả mọi người đều đồng lòng, nghĩ đến cái chung và tương lai sau này, tôi cũng đã không còn do dự, mong sao Nhà nước sẽ quan tâm nhiều hơn đến người dân xã Phượng Vĩ chúng tôi".
Tự hào kể lại cho phóng viên về quá trình giải phóng mặt bằng thực hiện tuyến đường khu Xóm Mới, ông Đỗ Quang Huy - Chủ tịch UBND xã Phượng Vĩ nói: "Nhớ lại những ngày đầu, khi người dân đồng loạt tháo dỡ, phá bỏ những chiếc cổng, tường rào, thậm chí nhà tắm... 2 ven đường giống như một "đại công trường", sợ để lâu nhân dân nhìn vào xót, anh em nhìn cũng xót, tôi phải cho xử lý ngay".
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Trịnh Tiến Hậu - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Cẩm Khê cho biết, với dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn khu Xóm Mới, xã Phượng Vĩ, công tác quản lý dự án, thi công công trình rất thuận lợi do người dân nơi đây luôn phối hợp, tạo điều kiện, đặc biệt là việc tự nguyện hiến đất làm đường.
"Có thể nói, khu Xóm Mới nói riêng, xã Phượng Vĩ nói chung là điểm sáng trong phong trào hiến đất làm đường. Từ hiệu quả của phong trào này, chủ đầu tư các dự án, nhà thầu, cho đến chính quyền địa phương sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, kinh phí, đảm bảo được tiến độ dự án cũng như thiết kế của công trình" - ông Hậu chia sẻ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông các tháng cuối mùa cạn năm 2023.
Ông Nguyễn Hữu Hậu ở Thanh Hóa phản ánh, app định danh điện tử VNeID từ chối khi không chấp nhận cho tích hợp Giấy phép lái xe loại bìa cứng. Ông Hậu đề nghị giải đáp nguyên nhân không tích hợp được vào ứng dụng trong khi tra cứu trên hệ thống gplx.gov.vn thì vẫn có các thông tin của ông? Tương tự chị Nguyễn Thu Phương ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, dù làm đầy đủ theo hướng dẫn, nhưng chị vẫn không thể tích hợp thẻ BHYT, giấy phép lái xe...
Nhóm đối tượng có tuổi đời còn rất trẻ, chỉ từ 14 đến 15 tuổi, mang theo dao, kiếm tự chế hẹn nhau quyết chiến. Cảnh sát đã kịp thời phát hiện, đưa nhóm đối tượng về trụ sở làm việc.
Vụ án xét xử tại Kiên Giang là vụ án được xử đầu tiên của cả nước sau hơn 5 năm thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp...
Vụ tai nạn giữa xe tải chở đất và xe máy xảy ra ở khu vực vòng xoay giao thông thị trấn Chợ Chùa (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi), khiến một nữ dược sĩ tử vong tại chỗ.
Mực nước sông Đồng Nai lên nhanh, gần mức báo động 3, hồ Trị An xả lũ vào 10h ngày mai, địa phương và người dân cần theo dõi sát để có biện pháp ứng phó.
Sau dịp lễ kéo dài 5 ngày, nhiều phương tiện đến hạn kiểm định đổ dồn về các trung tâm đăng kiểm, khiến đăng kiểm viên phải hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu người dân.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang đã giải cứu được 3 ngư phủ bị hành hung trên tàu cá trong clip đăng tải trên mạng xã hội.
Ngày 1/7, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Bình, vừa thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 23 tỷ đồng của người dân. Người bị bắt giữ là Nguyễn Thị Thúy (SN 1984, trú tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình). Theo cơ quan công an, trong quá trình kinh doanh Thúy có một khoản nợ lớn. Để có tiền trả nợ, người phụ nữ này tìm gặp nhiều người dân trên địa bàn, đưa thông tin cần tiền đáo hạn...