Hiến đất làm hồ rồi muốn bắt con cá, con tôm cũng không được phép

18:20 10/12/2023

Tỉnh Điện Biên hiện có 13 hồ chứa nước, trong đó 12 hồ được cho thuê mặt nước khiến người dân không được hưởng nguồn lợi từ thủy sản từ lòng hồ.

Phản ánh tới Báo Lao Động, nhiều người dân tại xã Pá Khoang và Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ cho biết, từ nhiều năm qua, người dân trên địa bàn 2 xã không được hưởng lợi từ nguồn thủy sản phong phú trên lòng hồ Pá Khoang.

Trong khi đó, để có được hồ chứa nước rộng lớn và trở thành thắng cảnh du lịch đẹp nổi tiếng như hiện nay, hàng nghìn hộ dân đã phải hiến nhiều diện tích đất và ruộng vườn để dành chỗ cho lòng hồ.

"Người dân bản Bua, bản Khẩu Cắm, bản Co Luống xã Mường Phăng và nhiều bản thuộc xã Pá Khoang đều thuộc diện di dân lòng hồ. Trước đây, chúng tôi còn được đặt vó, đánh bắt cá theo mùa, nhưng từ khi mặt nước bị cho thuê khoán thì người dân bị cấm khai thác, kể cả đánh bắt con tôm con tép" - đại diện một số hộ dân bản Khẩu Cắm, xã Mường Phăng nêu ý kiến.

Một góc Hồ Pá Khoang. Ảnh: Văn Thành Chương

Ngày 8.12, trao đổi với PV về vấn đề này, ông Lò Văn Hợp - Chủ tịch UBND xã Mường Phăng - cho biết, trước đây, tất cả các hộ thuộc diện phải di dời đều là do tuyên truyền, vận động chứ không được đền bù như hiện nay. Do đó, nhiều người có ý kiến cho rằng, việc cấm người dân khai thác nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ là không phù hợp.

"Những hộ dân ở gần lòng hồ thì còn tận dụng đất bán ngập để trồng lúa 1 vụ, còn những người dân khác thì không được hưởng lợi gì từ lòng hồ, thậm chí đặt ống bắt con lươn, con cua để cải thiện bữa ăn cũng không được" - ông Hợp cho hay.

Cùng ngày, ông Quàng Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Pá Khoang - cũng cho biết, trong nhiều cuộc họp, người dân cũng đề nghị được khai thác nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ để mở rộng sinh kế và cải thiện đời sống. Tuy nhiên, việc cho thuê nước mặt là chủ trương của tỉnh nên cũng rất khó.

"Với những hộ dân tận dụng đất bán ngập để trồng lúa 1 vụ thì cũng có năm được thu hoạch, có năm mất trắng vì nước dâng sớm. Việc đề nghị Công ty Thủy nông Điện Biên điều tiết nước để người dân đảm bảo được thu hoạch 1 vụ cũng khó vì đây là diện tích đất người dân tận dụng, không phải nộp thuế" - ông Việt cho hay.

Mực nước trên các hồ chứa tại Điện Biên trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm. Ảnh: Văn Thành Chương

Để làm rõ nội dung người dân phản ánh, ngày 8.12, PV Báo Lao Động đã có cuộc làm việc với ông Lê Văn Thi - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý thủy nông Điện Biên (Công ty thủy nông Điện Biên).

Ông Thi cho biết, hiện Công ty thủy nông Điện Biên đang quản lý 13 hồ chứa nước dung tích lớn phục vụ sinh hoạt và thủy lợi. Trong đó có 12 hồ đang cho thuê mặt nước chứ không chỉ riêng hồ Pá Khoang. Còn 1 hồ chứa không cho thuê được do lượng nước luôn ở mức thấp.

Về căn cứ để cho thuê nuôi trồng thủy sản tại các hồ chứa nước, ông Lê Văn Thi cho biết, theo Luật Thủy lợi và theo các văn bản, nghị định hướng dẫn về quản lý, khai thác hồ đập thì việc cho thuê mặt nước là đúng quy định vì đây là các hồ đa chức năng.

Dẫn chứng cho các quy định này, Giám đốc Công ty thủy nông Điện Biên cũng đưa ra văn bản số 1672 ngày 19.6.2017 của UBND tỉnh Điện Biên về việc quản lý và tổ chức sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Năm 2022 - 2023, nhiều hồ chứa nước tại Điện Biên đã tiệm cận mực nước chết. Ảnh: Văn Thành Chương

Tại văn bản này, UBND tỉnh Điện Biên giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Công ty thủy nông Điện Biên tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân thuê mặt nước hồ chứa thủy lợi, thủy điện để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

"Thực tế cho thấy, trước đây, tại một số hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho triển khai nuôi cá cộng đồng nhưng không phát huy được hiệu quả. Sau đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bàn giao mặt nước cho Công ty để tiến hành cho tổ chức, cá nhân thuê" - ông Lê Văn Thi cho biết thêm.

Theo ông Thi, các hồ thủy lợi, thủy điện đều là hồ chứa nước đa mục đích, tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất của các hồ chứa nước là đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ nông nghiệp cho người dân.

"Trong trường hợp nguồn nước dự trữ không đủ thì chúng tôi sẽ phải ưu tiên cấp nước tưới phục vụ nông nghiệp, còn thủy điện và nuôi trồng thủy sản không phải là mục tiêu được ưu tiên" - Giám đốc Công ty thủy nông Điện Biên cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm
Hà Nội: Các bệnh viện đã sẵn sàng nhân lực trực, cấp cứu xuyên Tết

Hà Nội: Các bệnh viện đã sẵn sàng nhân lực trực, cấp cứu xuyên Tết

14:20 03/02/2024

Chiều 2/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cùng đoàn công tác của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội thăm, làm việc tại 3 bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đông Đô và Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.

Lãnh án tù vì để lộ 'vùng kín', gây rối trước trụ sở tiếp công dân

Lãnh án tù vì để lộ 'vùng kín', gây rối trước trụ sở tiếp công dân

18:30 17/03/2023

Trần Văn Ngọc cùng một số người cầm băng rôn khiếu kiện, kéo đến cổng trụ sở tiếp công dân gây rối, chửi bới... cản trở việc ra vào làm việc của cán bộ trong cơ quan.

Dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

10:40 21/06/2024

TP - Đại diện lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội cho biết, sau gần 3 tháng triển khai dịch vụ công trực tuyến đã đạt được nhiều kết quả tích cực...

Va chạm với xe đầu kéo, một người tử vong

Va chạm với xe đầu kéo, một người tử vong

16:50 02/01/2024

Ngày 2.1, Công an huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên địa bàn khiến một người tử vong.

Tập đoàn Thuận An rút khỏi dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa

Tập đoàn Thuận An rút khỏi dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa

22:20 10/07/2024

Công ty CP Tập đoàn Thuận An (gọi tắt Tập đoàn Thuận An) đã rút khỏi dự án thành phần 1 cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa đi qua địa phận tỉnh Khánh Hòa.

Công ty môi trường bị xử phạt vì xả thải vượt quy chuẩn

Công ty môi trường bị xử phạt vì xả thải vượt quy chuẩn

19:30 28/07/2023

Xả thải vượt quy chuẩn, một công ty môi trường đã bị xử phạt gần 1 tỉ đồng và đình chỉ 2 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt trong thời hạn 4,5 tháng.

Che biển số, lùi xe trên cao tốc, tài xế đối diện mức phạt 18 triệu

Che biển số, lùi xe trên cao tốc, tài xế đối diện mức phạt 18 triệu

17:00 27/09/2023

Nam tài xế xe tải dùng giẻ để che biển số , tránh bị ghi nhận khi lùi ôtô trên cao tốc, song camera giám sát của Cảnh sát giao thông...

Vụ sạt lở làm 2 người chết ở Đà Lạt, Công an triệu tập 20 người để điều tra

Vụ sạt lở làm 2 người chết ở Đà Lạt, Công an triệu tập 20 người để điều tra

12:40 03/07/2023

Lâm Đồng - Công an TP Đà Lạt đã triệu tập khoảng 20 người để làm việc, nhằm điều tra làm rõ sai phạm các cá nhân, tổ chức liên...

Giáo viên 'ú ớ' không trả lời được phụ huynh về việc liên kết dạy thêm

Giáo viên 'ú ớ' không trả lời được phụ huynh về việc liên kết dạy thêm

12:10 18/09/2023

Phản ánh đến Báo Lao Động, nhiều bạn đọc cho biết khi hỏi việc trường học liên kết với các bên, đưa quá nhiều chương trình dạy thêm , thầy...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới