Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) cảnh báo, việc đập Nova Kakhovka (ở Ukraina, nằm trên lãnh thổ do Nga kiểm soát) bị phá hủy làm tăng nguy cơ bom mìn bị di chuyển.
“Trước đây, chúng tôi biết những mối nguy hiểm ở đâu, nhưng sau vụ vỡ đập thì không. Tất cả những gì chúng tôi biết là mìn nằm đâu đó ở hạ lưu” - AFP dẫn lời ông Erik Tollefsen, người đứng đầu Đơn vị Ô nhiễm Vũ khí tại ICRC cho biết.
Ông nói thêm, đây là mối quan ngại lớn vì nó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến người dân mà còn đến tất cả những người đến hỗ trợ.
ICRC đã giới thiệu một máy bay không người lái mới sử dụng trí thông minh nhân tạo để xác định vị trí của bom mìn và các chất nổ còn sót lại sau chiến tranh từ sức nóng mà chúng tỏa ra. Một ngày nào đó, thiết bị này có thể được sử dụng ở Ukraina.
Ông Tollefsen cho biết, ICRC đã dành vài tháng để hỗ trợ các hoạt động rà phá bom mìn ở Ukraina, lập bản đồ và đánh dấu các bãi mìn cũng như cung cấp thiết bị và đào tạo. Nhưng bây giờ tất cả những thứ đó đã bị cuốn trôi.
Các loại mìn sát thương và chống tăng như TM-57 giờ đây sẽ bị phân tán vào các địa điểm không xác định.
Đập Nova Kakhovka nằm trên lãnh thổ do Nga kiểm soát đã bị phá hủy hôm 6.6, làm ngập lụt hàng chục ngôi làng và một phần của thành phố lân cận, đồng thời làm dấy lên lo ngại về một thảm họa nhân đạo.
Ngay trong ngày 6.6, Liên Hợp Quốc đã cảnh báo về những rủi ro liên quan đến mìn - có rất nhiều ở Ukraina.
ICRC lưu ý, nước lũ sẽ không làm hỏng hoặc vô hiệu hóa các thiết bị nổ này, điều đó có nghĩa là chúng có thể gây ra mối đe dọa trong nhiều thập kỷ tới.
Chuyên gia Tollefsen cho biết, ở hạ lưu con đập ở vùng Kherson “có rất nhiều thứ mà chúng tôi gọi là bãi mìn phòng thủ do các bên tham gia xung đột dựng lên”. Thông thường, đây là những nơi có rất nhiều mìn chống người và mìn chống tăng.
ICRC không biết có bao nhiêu mìn có thể đã bị nước lũ nhấn chìm hoặc cuốn trôi. Ông Tollefsen nói, các bên xung đột chưa công bố bất kì số lượng mìn nào đã được đặt. "Chúng tôi chỉ biết rằng những con số rất lớn" - ông nói.
Nga và Ukraina đổ lỗi cho nhau về việc phá hủy con đập thời Liên Xô từ những năm 1950 xây trên sông Dnepr. Lũ lụt đã buộc hàng nghìn dân thường phải rời bỏ nhà cửa.
Chủ tịch ICRC Mirjana Spoljaric Egger cho rằng, thiệt hại từ vụ vỡ đập là rất lớn.
“Tôi cảm thấy rất lo lắng, không biết sự cố này sẽ gây ra bao nhiêu thiệt hại nữa” - bà Egger phát biểu với báo trong buổi ra mắt máy bay không người lái săn mìn.
Máy bay không người lái mới trong một ngày có thể kiểm tra diện tích bề mặt mà một con chó rà phá bom mìn sẽ làm trong sáu tháng.
ICRC hi vọng sẽ sử dụng thiết bị này lần đầu tiên trong năm nay xung quanh thành phố Aleppo ở tây bắc Syria.
Máy bay không người lái nếu được sử dụng ở Ukraina có thể giúp theo dõi số lượng lớn mìn ở đó kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào tháng 2 năm ngoái.
Thiết bị sẽ không tự gỡ mìn mà chỉ tăng tốc độ phát hiện nhờ vào máy ảnh, máy dò nhiệt và phần mềm trí tuệ nhân tạo.
Chuyên gia vũ khí ICRC Martin Jebens cho biết: “Đó là một bước tiến vì nó bao phủ các khu vực rộng lớn với tốc độ cao hơn nhiều".
Bà Spoljaric Egger nói thêm: “Thông thường trong các hoạt động rà phá bom mìn, mỗi ngày một người chỉ rà phá trung bình được 50 mét vuông. Với công nghệ mới này, các ước tính thận trọng cho thấy chúng tôi sẽ có thể khảo sát và xử lí 100.000 mét vuông mỗi ngày để rà phá bom mìn hiệu quả hơn”.
Chỉ đạo trên được đề cập tại Thông báo số 270 kết luận của Thường trực Chính phủ về Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông. Theo đó, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương có dự án BOT đang đề xuất xử lý để rà soát, đánh giá kỹ lưỡng thực trạng khó khăn, vướng mắc của các dự án. Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ thông tin đối với các dự án cần xử lý do địa phương là cơ quan có thẩm...
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông trước cổng Trường Tiểu học Nguyễn Du ( quận Hà Đông ), Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ cấm ôtô di...
Bộ Công Thương cho biết đang có nhiều giải pháp quản lý hàng Trung Quốc vào Việt Nam để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Thanh tra TP.HCM đã tổ chức bốc thăm chọn ngẫu nhiên 77 người thuộc 13 đơn vị để xác minh tài sản, thu nhập đợt 2 năm 2024.
Iran cho biết vẫn sẵn sàng nối lại đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015, nhưng tình hình có thể khác đi nếu phương Tây không thay đổi hành vi.
Tổng thống Yoon Suk Yeol lưu ý Triều Tiên đang nâng cấp năng lực hạt nhân và tên lửa, bất chấp cảnh báo của cộng đồng quốc tế.
Trưa 25/7, bà Tạ Thị Lê (77 tuổi, ở huyện Kim Bảng, Hà Nam) ngồi cùng 2 phụ nữ mới quen trên vỉa hè phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chờ đến giờ được vào Nhà tang lễ Quốc gia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những người phụ nữ mộc mạc, chân quê, đến từ những tỉnh thành khác nhau nhưng hôm nay họ coi nhau như người một nhà, cùng chia sẻ miếng bánh mì, hộp sữa và kể những câu chuyện về Tổng Bí thư. Bà Lê làm nông nghiệp, chưa một lần được...
Từ hôm nay 1-7, Luật Căn cước chính thức có hiệu lực. Căn cước công dân sẽ đổi tên thành căn cước.
Đại sứ Nguyễn Huy Tăng đề nghị Quốc hội Campuchia cùng với Quốc hội Việt Nam thúc đẩy hai chính phủ hoàn tất công tác phân giới cắm mốc biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại.