Ngày 17/5, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo, Sudan đang cận kề nạn đói nghiêm trọng.
LHQ kêu gọi các nhà tài trợ thực hiện cam kết để hỗ trợ Sudan |
Hơn 1,4 triệu người Sudan đã rời bỏ đất nước do xung đột. (Nguồn: We News) |
Mạng tin We News dẫn lời người phát ngôn Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) Jens Laerke cho hay, LHQ chỉ nhận được 12% trong số 2,7 tỷ USD cam kết cho Sudan.
Tin liên quan |
HĐBA họp bàn tình hình Sudan, LHQ cảnh báo tình trạng tuyệt vọng HĐBA họp bàn tình hình Sudan, LHQ cảnh báo tình trạng tuyệt vọng |
Nếu không có thêm nguồn lực, các tổ chức nhân đạo sẽ không thể mở rộng quy mô hỗ trợ kịp thời để ngăn chặn nạn đói ở Sudan, với 25 triệu người, chiếm một nửa dân số ở nước này, đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng và hàng triệu người phải di dời kể từ khi cuộc xung đột vũ trang nổ ra vào tháng 4/2023 giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự ở nước này. Theo LHQ, hơn 1,4 triệu người Sudan đã rời bỏ đất nước do xung đột.
Ông Laerke kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế nhanh chóng thực hiện các cam kết của mình để viện trợ cho quốc gia châu Phi.
Trong khi đó, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Sudan Shible Sahbani cho biết: "Cuộc xung đột kéo dài 13 tháng qua đã khiến 9 triệu người trong nước phải di dời, chiếm khoảng 17% dân số. Đây là cuộc khủng hoảng di tản trong nội bộ lớn nhất thế giới hiện nay".
Cuộc xung đột, vốn đã phá hủy hệ thống y tế của Sudan, cướp đi sinh mạng của hơn 16.000 người và khiến 33.000 người khác bị thương. Tuy nhiên, con số thương vong thực tế còn cao hơn nhiều.
Người dân quốc gia này, đặc biệt là ở Darfur, đang đối mặt với nạn đói và bệnh tật. LHQ bày tỏ quan ngại trước tình trạng giao tranh ngày càng ác liệt ở các khu vực đông dân cư khi RSF tìm cách kiểm soát El-Fasher, thành phố lớn cuối cùng ở Tây Darfur không nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng này.
Cả RSF và Lực lượng vũ trang Sudan đều muốn giành chiến thắng trên chiến trường và mỗi bên đều đã nhận được hỗ trợ từ bên ngoài.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc nói Ukraine cần hành động nhanh hơn nếu muốn hòa đàm, ông Joe Biden giải thích lý do rút lui khỏi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, chiến sự Israel-Hamas, siêu bão Gaemi đổ bộ Trung Quốc, đập Tam Hiệp xả lũ… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Bà Harris đang cố gắng thuyết phục cử tri dao động ở những thành phố nhỏ thay vì tập trung vào các khu vực lớn.
Từ ngày 22-25/4, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đã có chuyến thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.
Kết quả trưng cầu dân ý cho thấy 95% cử tri Venezuela ủng hộ tuyên bố thành lập bang mới ở vùng Esequibo, khu vực tranh chấp đang do Guyana kiểm soát.
Tỉnh trưởng Voronezh, Alexander Gusev thông báo, Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại một phần của tỉnh giáp biên giới Ukraine sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) vào đêm 23/8, đồng thời tuyên bố, lực lượng Nga đã chặn được 5 UAV.
Ngày 28/12, trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết, nước này sẵn sàng củng cố lòng tin với Nga trong lĩnh vực quốc phòng, đồng thời phản đối Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Ukraine thông báo phi công tiêm kích hàng đầu Oleksiy Mes thiệt mạng khi đối phó đòn không kích dữ dội của Nga, cùng ngày chiến đấu cơ F-16 rơi.
Ngày 26/2, chính phủ Hy Lạp chấp thuận việc nước này tham gia vào sứ mệnh hải quân của Liên minh châu Âu (EU) ở Biển Đỏ để bảo vệ tàu thương mại khỏi các cuộc tấn công của lực lượng dân quân Houthi, kiểm soát phần lớn Yemen.
Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates cho rằng Nga đã phá thế bế tắc và bắt đầu tấn công trên toàn tiền tuyến sau chiến thắng ở Avdeevka.