Hậu quả khi tư lệnh Đức bị Nga nghe lén cuộc họp về Ukraine

06:20 06/03/2024

Bản ghi âm cuộc họp của các tướng Đức làm lộ phương thức Anh chuyển tên lửa cho Ukraine, cũng như gây bất đồng nội bộ giữa các nước phương Tây.

Tư lệnh không quân Đức Ingo Gerhartz ngày 19/2 tập hợp các chỉ huy dưới quyền, trong đó có Cục trưởng Cục tác chiến không quân Frank Graefe, để thảo luận về khả năng viện trợ tên lửa hành trình tầm xa Taurus KEPD 350 cho Ukraine và cách chúng có thể được dùng để tập kích mục tiêu Nga, cũng như nhiều thông tin tuyệt mật khác.

Điều họ không biết là toàn bộ nội dung trao đổi trong gần 40 phút đã bị tình báo Nga chặn thu và bản ghi âm sau đó được tổng biên tập đài RT Margarita Simonyan công bố ngày 1/3.

"Không ai biết vì sao Thủ tướng luôn chặn nỗ lực chuyển giao tên lửa, điều này gây ra đủ loại tin đồn kỳ quặc. Chúng ta đã được yêu cầu lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ này. Tôi biết phía Anh làm thế nào", tướng Gerhartz nói trong bản ghi âm khi bắt đầu cuộc họp.

Trong cuộc trao đổi qua nền tảng họp trực tuyến Webex không được bảo mật, Tư lệnh không quân Đức cho biết quân đội Anh đã dùng thiết giáp Ridgeback để vận chuyển tên lửa Storm Shadow đến Ukraine, trong khi Pháp chọn xe SUV dân sự Audi Q7 để chở các quả đạn SCALP-EG viện trợ cho Kiev.

Ông cũng nói rằng Mỹ, Anh và Pháp đang triển khai quân nhân giúp Ukraine vận hành các hệ thống vũ khí phức tạp, điều mà Washington và đồng minh từng nhiều lần bác bỏ. "Nhiều người mặc thường phục, nói tiếng Anh giọng Mỹ đang xuất hiện khắp Ukraine", ông nói.

Đây là lần đầu tiên thông tin về cách thức Anh, Pháp chuyển giao tên lửa tầm xa cho Ukraine và triển khai quân nhân đến nước này hỗ trợ kỹ thuật được một sĩ quan cấp cao châu Âu tiết lộ.

Giới chuyên gia quân sự phương Tây nhận định thông tin tuyệt mật này có thể giúp Nga truy dấu phương tiện chuyên chở tên lửa tầm xa của Anh và Pháp, tạo điều kiện tập kích ngay khi chúng tiến vào lãnh thổ Ukraine.

Sự hiện diện và tham gia vận hành vũ khí của lính Mỹ và đồng minh cũng là động thái có thể gây leo thang căng thẳng, trong bối cảnh Moskva thường xuyên cáo buộc phương Tây trực tiếp can dự vào xung đột Ukraine.

Đức nêu lý do không chuyển tên lửa 500 km cho Ukraine

Trong cuộc họp, tướng Graefe nói rằng quân đội Đức cần hết sức thận trọng để tránh thể hiện rằng lực lượng này đang tham gia chiến sự. Ông đề xuất huấn luyện binh sĩ Ukraine tại Đức rồi bàn giao hoạt động vận chuyển, lập trình tên lửa Taurus cho quân nhân Anh.

"Có thể đề nghị Anh tiếp quản quá trình này. Tôi tin rằng đây là giải pháp hợp lý. Hãy tưởng tượng đến làn sóng phẫn nộ nếu truyền thông phát hiện ra mọi chuyện", Graefe cho hay.

Ngoài phương án chuyển tên lửa đến Ukraine, các tướng Đức còn để lộ thông tin kỹ chiến thuật và khả năng tiếp thu của binh sĩ Ukraine.

Tên lửa Taurus KEPD 350 có thiết kế tàng hình và thường bay thấp để tránh lưới phòng không đối phương. Nó sử dụng hệ thống định vị GPS và ảnh vệ tinh, kết hợp cảm biến hồng ngoại trang bị AI để xác định địa hình và tự bay đến mục tiêu.

Quá trình huấn luyện quân nhân Ukraine có thể mất 2-16 tuần, tùy thuộc vào mức độ phức tạp và chính xác của nhiệm vụ mà họ được giao, theo lời tướng Graefe. Những tên lửa Taurus chuyển đến Ukraine có thể được lắp trên cường kích Su-24 hoặc phi đội F-16 mà Kiev dự kiến tiếp nhận trong năm nay.

Một người nói rằng máy bay Ukraine sẽ cần 6 tiếng kể từ khi nhận được dữ liệu tình báo về mục tiêu cho đến khi sẵn sàng phóng tên lửa, với điều kiện binh sĩ được huấn luyện kỹ càng và nhận được mọi thông tin cần thiết.

Không quân Đức đã xây dựng bản đồ địa hình chiến trường và có thể dễ dàng giúp Ukraine vạch đường bay cho tên lửa nhằm vào loạt mục tiêu của Nga. Tuy nhiên, một sĩ quan chỉ ra rằng dữ liệu địa hình "chỉ dành cho nội bộ lực lượng Đức" và việc chia sẻ nó với Ukraine sẽ vi phạm lệnh cấm của chính phủ.

Tư lệnh Gerhartz nói quân đội Đức có thể giả vờ rằng "quá trình trao đổi thông tin mục tiêu" sẽ do nhà sản xuất MBDA phụ trách. "Tất nhiên đây chỉ là mưu mẹo, nhưng sẽ mang đến kết quả khác biệt trên góc độ chính trị. Nếu dữ liệu được chuyển qua nhà sản xuất, quân đội Đức sẽ không liên quan", ông phát biểu trong cuộc họp.

Không chỉ làm lộ rất nhiều thông tin quân sự nhạy cảm, băng ghi âm cũng gây lo ngại và chia rẽ giữa nhiều quốc gia thành viên NATO, trong bối cảnh nó được công bố chỉ một tuần sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz khiến London tức giận vì tiết lộ quân đội Anh đang triển khai binh sĩ tại Ukraine để giúp không quân nước này sử dụng tên lửa Storm Shadow.

Tobias Ellwood, cựu chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Anh, nhận định Nga tung bản ghi âm nhằm gây rối loạn chính trường Đức, bằng cách thể hiện sự chia rẽ giữa quân đội và Thủ tướng Scholz xoay quanh quyết định viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine.

"Vì sao phía Nga tung hê mọi chuyện như vậy? Có vẻ họ muốn cho thấy quân đội Đức đang tìm cách chuyển tên lửa đến Ukraine và kích động tình hình nội bộ khi Thủ tướng Scholz không được lòng nhiều người. Đây là một trong những phương thức gây chia rẽ", ông Ellwood nêu quan điểm.

Đây cũng được coi là thắng lợi tuyên truyền cho Nga, gây thêm rạn nứt giữa Đức và các nước thành viên NATO, vốn đã căng thẳng do bất đồng về viện trợ vũ khí tấn công tầm xa cho Ukraine. Cựu bộ trưởng quốc phòng Anh cho rằng London và các đồng minh ngày càng mất lòng tin vào Berlin, điều có thể gây hại cho nỗ lực viện trợ vũ khí tầm xa cho Kiev.

"Tình báo Nga đã xâm nhập khá sâu vào nội bộ Đức, vụ rò rỉ lần này càng cho thấy Berlin không đủ khả năng bảo mật và cũng không đáng tin", ông nói và chỉ trích Thủ tướng Scholz là "người ở không đúng lúc đúng chỗ khi tính đến an ninh toàn châu Âu".

Vũ Anh (Theo Telegraph, Wall Street Journal)

Có thể bạn quan tâm
Mỹ-Hàn tập trận không quân chung

Mỹ-Hàn tập trận không quân chung

18:10 20/06/2024

Ngày 20/6, Không quân Hàn Quốc thông báo, Seoul và Washington đã tiến hành cuộc tập trận không quân chung trong tuần này.

Ukraine thừa nhận Nga xuyên thủng phòng tuyến Avdeevka

Ukraine thừa nhận Nga xuyên thủng phòng tuyến Avdeevka

01:40 10/02/2024

Quan chức Ukraine cho biết lực lượng Nga đã tiến vào ngoại ô thành phố Avdeevka và tình hình tại đây đang rất khó khăn.

Ai Cập khai quật được xác cá voi 41 triệu năm trong sa mạc

Ai Cập khai quật được xác cá voi 41 triệu năm trong sa mạc

15:50 11/08/2023

Các nhà cổ sinh vật học Ai Cập khai quật được xác loài cá voi đã tuyệt chủng sống cách đây 41 triệu năm, thời điểm tổ tiên của cá...

Tin thế giới ngày 1/12: Trung Quốc vận hành tàu sân bay thứ 3, Nga tiếp tục giam giữ nữ nhà báo Mỹ, EU thành lập lực lượng không gian mạng

Tin thế giới ngày 1/12: Trung Quốc vận hành tàu sân bay thứ 3, Nga tiếp tục giam giữ nữ nhà báo Mỹ, EU thành lập lực lượng không gian mạng

00:00 02/12/2023

Nga phá hủy tàu không người lái Ukraine, Indonesia tăng ngân sách quốc phòng, EU muốn thành lập lực lượng không gian mạng, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc thăm Lào, Campuchia... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Indonesia khởi động chuyến thăm Australia lần thứ 5

Tổng thống Indonesia khởi động chuyến thăm Australia lần thứ 5

11:40 03/07/2023

Hôm nay, 3/7, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) bắt đầu chuyến thăm chính thức Australia theo lời mời của Thủ tướng nước chủ nhà Anthony Albanese.

Mỹ, Saudi Arabia đánh giá về thực thi thỏa thuận ngừng bắn ở Sudan

Mỹ, Saudi Arabia đánh giá về thực thi thỏa thuận ngừng bắn ở Sudan

17:01 26/05/2023

Đại sứ quán Mỹ ở Khartoum trong một tuyên bố chung ngày 26/5 cho biết Mỹ và Saudi Arabia ghi nhận sự tôn trọng được cải thiện đối với thỏa thuận ngừng bắn ngắn hạn và các thỏa thuận nhân đạo ở Sudan.

Thiết giáp Bradley Ukraine hứng đòn khi 'cố cứu đồng đội Abrams'

Thiết giáp Bradley Ukraine hứng đòn khi 'cố cứu đồng đội Abrams'

00:50 05/05/2024

Nga công bố video xe tăng Abrams và thiết giáp Bradley của Ukraine bị phá hủy gần Avdeevka, dường như trong lúc đang cố giúp nhau sơ tán.

Mỹ cảnh báo Ấn Độ sau vụ người Sikh bị ám sát hụt

Mỹ cảnh báo Ấn Độ sau vụ người Sikh bị ám sát hụt

14:50 23/11/2023

Giới chức Mỹ thông báo phá âm mưu ám sát một người Sikh ở nước này và gửi cảnh báo đến Ấn Độ, lo ngại New Delhi có liên quan.

Bà Haley hứng chỉ trích vì thông điệp 'kết liễu' trên đạn pháo Israel

Bà Haley hứng chỉ trích vì thông điệp 'kết liễu' trên đạn pháo Israel

14:40 29/05/2024

Bà Nikki Haley, cựu ứng viên tổng thống Mỹ, viết dòng chữ 'kết liễu họ' trên quả đạn pháo Israel, gây nhiều chỉ trích trong dư luận.

Co loi xay ra
Co loi xay ra