Hành trình tới đỉnh cao quyền lực của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia

12:50 16/02/2024

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Subianto từng trải qua nhiều sóng gió trong binh nghiệp, ba lần ra tranh cử trước khi tuyên bố chiến thắng trong bầu cử tổng thống.

Từng bị đuổi khỏi quân đội, phải sống lưu vong ở nước ngoài, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto giờ đây sẵn sàng trở thành lãnh đạo tiếp theo của đất nước.

"Đây là chiến thắng cho tất cả người dân Indonesia", ông Prabowo, 72 tuổi, ngày 14/2 tuyên bố đắc cử tổng thống trước người ủng hộ tại thủ đô Jakarta, sau khi hàng trăm triệu cử tri nước này đi bầu người lãnh đạo quốc gia.

Theo kết quả khảo sát do 4 tổ chức thăm dò ý kiến công bố, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia giành được khoảng 58% phiếu ủng hộ, trong khi hai đối thủ Anies Baswedan và Ganjar Pranowo xếp sau với lần lượt 25% và 17% số phiếu. Trong các cuộc bầu cử trước đây, kết quả "kiểm phiếu nhanh" của 4 tổ chức trên đều chính xác, khiến Prabowo gần như chắc chắn sẽ trở thành người kế nhiệm Tổng thống Joko Widodo.

Ông Prabowo sinh ngày 17/10/1951 trong một gia đình ưu tú, có cha từng giữ chức bộ trưởng dưới thời cố tổng thống Indonesia Sukarno.

Tuy nhiên, ông phải sống cuộc đời lưu vong từ khi còn trẻ. Cha ông, Sumitro Djojohadikusumo, một trong những nhà kinh tế nổi tiếng nhất Indonesia, đã phải trốn ra nước ngoài sau khi bày tỏ quan điểm phản đối Sukarno, tổng thống đầu tiên của đất nước.

Gia đình Prabowo đã chuyển từ Anh sang Singapore rồi đến Thụy Sĩ. Năm 1967, khi tướng Suharto lên nắm quyền, gia đình ông về nước. Prabowo nhập ngũ năm 1970, phục vụ trong Lực lượng Đặc nhiệm (Kopassus), rồi kết hôn với con gái của tổng thống Suharto vào năm 1983.

Đây được coi là bệ phóng cho sự nghiệp chính trị của Prabowo. Năm 1998, ông được bổ nhiệm lãnh đạo Bộ Tư lệnh Dự bị Chiến lược (Kostrad) của quân đội Indonesia.

Trong thời gian này, Prabowo đã điều lực lượng đặc nhiệm Indonesia đến thủ đô Indonesia khi các cuộc biểu tình đe dọa chế độ của tổng thống Suharto nổ ra. Ông cũng bị cáo buộc bắt cóc hơn 20 nhà hoạt động dân chủ, trong đó 13 người vẫn mất tích, cũng như tiến hành các hành động bị cho là vi phạm nhân quyền ở tỉnh Papua và Đông Timor, trước đây thuộc Indonesia, nay là Timor-Leste.

Một số cấp dưới của Prabowo đã bị kết án, nhưng ông chưa từng phải ra tòa và luôn phủ nhận có liên quan. Tuy nhiên, sau khi chế độ Suharto sụp đổ vào năm 1998, quân đội Indonesia đã trục xuất Prabowo, trong khi Mỹ cấm ông này nhập cảnh trong gần hai thập kỷ sau đó. Ông ly dị vợ và một lần nữa rời khỏi Indonesia, tới sống lưu vong ở Jordan.

Ông tự mô tả mình là nạn nhân của thời kỳ "Reformasi", kỷ nguyên cải cách dân chủ sau chế độ Suharto. Trong thời kỳ này, quân đội Indonesia gần như bị gạt ra khỏi chính trị và các cuộc bầu cử đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn lãnh đạo đất nước.

Khi ông Widodo đắc cử tổng thống năm 2014, ông là lãnh đạo đầu tiên của Indonesia không xuất thân từ tầng lớp tinh hoa chính trị hay quân sự và đã vận động tranh cử với phương châm là nhà cải cách toàn diện.

Prabowo đã trở lại và thành lập đảng chính trị của riêng mình vào năm 2008. Ông ra tranh cử tổng thống vào năm 2014 và 2019, nhưng đều để thua trước Tổng thống Widodo.

Sau lần thất bại gần nhất năm 2019, ông gây bất ngờ khi thay đổi hoàn toàn lập trường đối đầu, từ bỏ quan điểm cứng rắn và chuyển sang ủng hộ Tổng thống Widodo, với tham vọng sẽ trở thành người kế nhiệm ông.

Sau khi được Tổng thống Widodo bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, ông trải qua quá trình thay đổi hình ảnh bất ngờ. Theo giới phân tích, những năm gần đây, ông đã thể hiện một chính trị gia lôi cuốn, mềm mỏng hơn so với con người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn trước kia. Ông thậm chí còn mời con trai ông Widodo tham gia liên danh tranh cử với tư cách là "phó tướng" của mình trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, hình ảnh hoạt hình của ông với đôi má phúng phính tạo hình trái tim bằng ngón tay theo kiểu Hàn Quốc và ôm theo mèo cưng đã khiến nhiều người trẻ Indonesia thích thú.

9 triệu người theo dõi trên Instagram Prabowo có thể tiếp cận gần gũi hơn với ông thông qua những bức ảnh cuộc sống và ảnh mèo.

Nhiều thanh niên Indonesia trở nên quý mến Prabowo, đặc biệt vì những bước nhảy vụng về của ông trước công chúng được lan truyền trên TikTok, giúp ông tiếp cận được nhóm cử tri quan trọng.

Hơn một nửa số cử tri Indonesia dưới 40 tuổi và không biết nhiều về quá khứ gây tranh cãi của ông.

"Nhóm vận động tranh cử rõ ràng đã mô tả Prabowo theo cách nhẹ nhàng hơn trong nỗ lực giành ủng hộ từ những cử tri dao động. Đó là một bước thay đổi đáng chú ý so với các chiến dịch trước đây mà ở đó, chúng tôi đã thấy một Prabowo theo chủ nghĩa dân tộc và ủng hộ Hồi giáo", Ross Tapsell, chuyên gia từ Đại học Quốc gia Australia, bình luận.

Prabowo cũng ủng hộ "Jokowinomics", học thuyết kinh tế thời Tổng thống Widodo dựa trên phát triển hạ tầng và khai thác nguồn dự trữ niken khổng lồ của Indonesia.

Ông cam kết tiếp nối các chính sách phát triển kinh tế của Tổng thống Widodo. Về mặt chính sách, Prabowo muốn Indonesia bớt phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu. Ông từng ví người Indonesia giống như "gà đói giữa kho thóc".

Ông cam kết sẽ cung cấp sữa và bữa trưa miễn phí cho mọi học sinh nhằm ngăn chặn tình trạng suy dinh dưỡng. Prabowo cũng hứa sẽ nâng mức tăng trưởng kinh tế hàng năm từ khoảng 5% lên 6-7%, song chưa công bố kế hoạch chi tiết để hiện thực hóa tham vọng này.

Prabowo từng nổi tiếng vì thúc đẩy tư tưởng dân túy. Ông cũng nhiều lần gợi ý rằng Indonesia nên có một lãnh đạo mạnh mẽ. Nhưng với những thay đổi hình ảnh thời gian qua, không ai có thể dự đoán ông sẽ dẫn dắt đất nước đi theo con đường nào, khi ông chưa đưa ra nhiều thông tin về chính sách điều hành của mình.

"Không ai biết Prabowo sẽ lãnh đạo Indonesia ra sao", Eve Warburton, giám đốc Viện Indonesia thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho hay. "Ông ấy có thể là một tổng thống bao quát, quan tâm đến uy tín và hình ảnh của mình. Nhưng hầu hết những người biết rõ về ông ấy đều nhấn mạnh đến sự khó đoán của Prabowo".

Vũ Hoàng (Theo Reuters, Economist, BBC, AP)

Có thể bạn quan tâm
Tình hình Niger: EU trừng phạt những người đảo chính, Italy cảnh báo thảm họa khủng hoảng di cư

Tình hình Niger: EU trừng phạt những người đảo chính, Italy cảnh báo thảm họa khủng hoảng di cư

08:30 01/09/2023

Những quan chức thực hiện đảo chính ở Niger hiện là ‘đích ngắm’ của các đòn trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU)

Thiếu nhà nông thôn giá rẻ, thế hệ trẻ Anh bị đẩy vào 'khu ổ chuột'

Thiếu nhà nông thôn giá rẻ, thế hệ trẻ Anh bị đẩy vào 'khu ổ chuột'

14:10 15/08/2023

Tổ chức Liên thế hệ cảnh báo việc thiếu những ngôi nhà giá cả phải chăng ở vùng nông thôn đang đẩy thế hệ trẻ vào các “khu ổ chuột” ở thành phố.

Ông Kim Jong-un thăm nhà máy máy bay Nga

Ông Kim Jong-un thăm nhà máy máy bay Nga

08:50 15/09/2023

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm nhà máy máy bay ở thành phố Komsomolsk-on-Amur, trong khuôn khổ chuyến đi tới vùng Viễn Đông của Nga.

Nguy cơ xung đột Gaza kéo dài không hồi kết

Nguy cơ xung đột Gaza kéo dài không hồi kết

19:30 19/05/2024

Sau 7 tháng xung đột, Hamas vẫn chưa có dấu hiệu bị đánh bại, làm dấy lên lo ngại ở Israel rằng chiến sự có thể kéo dài bất tận.

Hà Lan đề nghị mua lại Patriot của đồng minh để chuyển cho Ukraine

Hà Lan đề nghị mua lại Patriot của đồng minh để chuyển cho Ukraine

09:30 19/04/2024

Thủ tướng Hà Lan đề nghị mua lại các tổ hợp Patriot từ đồng minh để viện trợ cho Ukraine do nước này đang rất cần tên lửa phòng không.

Xung đột Nga - Ukraine: UAV bị bắn hạ gần Moscow, Kiev tiếp tục áp trừng phạt

Xung đột Nga - Ukraine: UAV bị bắn hạ gần Moscow, Kiev tiếp tục áp trừng phạt

12:00 19/11/2023

Phòng không Nga bắn hạ UAV gần Moscow, Kiev trừng phạt thêm cá nhân và thực thể ‘chịu trách nhiệm’… là một số tin tức đáng chú ý về xung đột Nga - Ukraine.

Ai Cập, Ethiopia và Sudan đàm phán lần hai về đập thủy điện Đại Phục Hưng

Ai Cập, Ethiopia và Sudan đàm phán lần hai về đập thủy điện Đại Phục Hưng

07:50 24/09/2023

Ai Cập, Ethiopia và Sudan ngày 23/9 đã bắt đầu vòng đàm phán ba bên lần thứ hai tại Addis Ababa, nhằm giải quyết vấn đề đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia (GERD) được xây dựng trên sông Nile.

Ấn Độ phạt 10 năm tù với nhóm người tra tấn thanh niên Hồi giáo đến chết

Ấn Độ phạt 10 năm tù với nhóm người tra tấn thanh niên Hồi giáo đến chết

13:40 06/07/2023

Một tòa án ở Ấn Độ kết án 10 người đàn ông 10 năm tù, vì tra tấn nam thanh niên Hồi giáo khiến anh tử vong.

Azerbaijan đang 'tiến gần hòa bình' với Armenia

Azerbaijan đang 'tiến gần hòa bình' với Armenia

16:00 18/03/2024

Tổng thống Azerbaijan cho hay đang đẩy nhanh đàm phán với Armenia, khẳng định hòa bình giữa hai nước đã rất gần sau nhiều năm xung đột.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới