Hành trình tìm công lý của cô gái gốc Việt đầu tiên sắp vào vũ trụ

20:30 01/04/2024

Từng bị xâm hại, Amanda Ngọc Nguyễn đã đấu tranh vì quyền của nạn nhân bị tấn công tình dục ở Mỹ, cũng như chinh phục ước mơ trở thành phi hành gia.

Amanda Ngọc Nguyễn sẽ trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ, trên chuyến phóng tên lửa New Shepard sắp tới của tập đoàn hàng không vũ trụ Blue Origin. Chuyến bay được tổ chức phi lợi nhuận Space for Humanity (S4H) của Mỹ tài trợ, theo diện Chương trình Phi hành gia Công dân dành cho những cá nhân có ảnh hưởng từ nhiều tầng lớp xã hội Mỹ.

Quê ngoại của Amanda ở Bạc Liêu, cô sinh ra năm 1991 và lớn lên tại bang California, luôn thể hiện năng lực xuất sắc trong học tập trước khi vào Đại học Harvard ở bang Massachusetts và thực tập ở NASA, nuôi dưỡng ước mơ chinh phục vũ trụ. Cô cũng từng giữ chức phó liên lạc viên Nhà Trắng tại Bộ Ngoại giao Mỹ.

Nhưng biến cố lớn xảy ra khi cô bị bạn học tấn công tình dục năm 2013, trong thời gian theo học Đại học Harvard. Biết rằng để truy tố kẻ đã tấn công mình ra tòa là một cuộc đấu tranh lâu dài và tốn kém, cô đã nộp một bộ bằng chứng y tế về hành vi xâm hại (rape kit) lên chính quyền bang này.

Với nạn nhân tấn công tình dục, tìm kiếm công lý có thể là quá trình kinh hoàng và khiến họ xấu hổ. Trái với quy định liên bang Mỹ, tại một số bang ở nước này, nạn nhân còn phải trả tiền cho quá trình đánh giá y tế để tố cáo thủ phạm.

Cảnh sát Massachusetts cho biết theo luật của bang này và một số bang khác của Mỹ, nạn nhân bị tấn công tình dục có thời hạn 15 năm để khởi kiện kẻ xâm hại, nhưng trong thời gian đó, họ phải làm thủ tục gia hạn "rape kit" 6 tháng một lần.

"Rape kit" sẽ bị tiêu hủy nếu nạn nhân không làm thủ tục gia hạn sau 6 tháng. "Để tiến hành thủ tục gia hạn, tôi phải trải qua 6 giờ trong bệnh viện", Amanda từng chia sẻ.

Theo Mạng lưới Chống Cưỡng bức, Lạm dụng và Loạn luân Mỹ (Rainn), quy trình khám nghiệm liên quan đến tội danh tấn công tình dục có thể kéo dài nhiều giờ, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong quy trình này, nhân viên khám nghiệm sẽ kiểm tra cơ thể nạn nhân từ đầu tới chân, nhằm tìm kiếm bằng chứng ADN có thể tố giác thủ phạm.

"Về cơ bản, hệ thống đó khiến tôi luôn phải sống cuộc đời của mình theo cái ngày bị cưỡng hiếp", cô nói với Guardian hồi năm 2016.

Bất cập ở Massachusetts khiến Amanda tự hỏi luật bang khác như thế nào. Cô nghiên cứu hơn 20 quyền pháp lý dành cho nạn nhân bị tấn công tình dục và nhận ra mức độ bảo vệ dành cho họ tại các bang của Mỹ có khác biệt lớn.

Kansas và Utah gần như không đảm bảo quyền cho nạn nhân bị xâm hại, ngoại trừ việc chính quyền trả phí xét nghiệm y tế ở Utah, còn Kansas cấm bắt nạn nhân phải thực hiện bài kiểm tra nói dối. Trong khi đó, California và thủ đô Washington có luật nghiêm ngặt, nhưng đều không cung cấp bản sao báo cáo từ cảnh sát cho nạn nhân.

Mỹ cũng không có báo cáo thống kê quốc gia về số lượng "rape kit" bị tiêu hủy mà nạn nhân không biết hoặc không đồng ý. Không bang nào có luật quy định lưu trữ "rape kit" cho đến hết thời gian nạn nhân có thể đệ đơn kiện.

Nhận ra bằng chứng tố cáo kẻ tấn công mình có thể bị hủy hoại, Amanda đã gác lại giấc mơ chinh phục vũ trụ, tập trung vào nỗ lực tìm công lý cho bản thân và những nạn nhân bị xâm hại khác bằng cách thay đổi quy định của luật pháp Mỹ.

"Đứng giữa ngã ba, là công lý hay ước mơ trở thành phi hành gia, tôi đã chọn công lý", Amanda kể lại trong video trên mạng xã hội hôm 26/3.

Amanda lập tức hành động. Tháng 11/2014, cô thành lập RISE, tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho quyền của nạn nhân tấn công tình dục trên khắp Mỹ. Nhóm gồm các tình nguyện viên và nhà hoạt động, cùng thúc đẩy để đưa vấn đề về quyền của nạn nhân tấn công tình dục ra quốc hội Mỹ.

Hai tháng sau khi RISE xuất hiện, các nghị sĩ Massachusetts thông qua luật với hàng chục quyền mới cho nạn nhân tấn công tình dục. Luật giúp thiết lập hệ thống theo dõi "rape kit", cấm cơ quan hành pháp hủy bằng chứng nếu chưa kiểm tra hay thông báo cho nạn nhân.

Thành công ở Massachusetts mới chỉ là bước đầu trong mục tiêu của Amanda, đó là thông qua một dự luật về quyền của nạn nhân tấn công tình dục ở 50 bang và cả cấp liên bang. RISE tiếp đó soạn thảo đề xuất tương tự cho các nghị sĩ quan tâm tới vấn đề này ở bang California, làm việc với nghị sĩ ở New York.

Tháng 7/2015, Amanda gặp thượng nghị sĩ bang New Hampshire Jeanne Shaheen để thảo luận về dự luật cấp liên bang về quyền của nạn nhân tấn công tình dục. Dự luật được bà Shaheen đệ trình trước quốc hội Mỹ vào tháng 2/2016. Giới chức 12 bang sau đó liên hệ với RISE, ngỏ ý muốn dùng dự luật làm hình mẫu để xây dựng luật tương tự tại bang của họ.

Tháng 9/2016, dự luật của Nguyen được lưỡng viện đồng thuận thông qua ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện Mỹ. Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama ký ban hành luật tháng 10 cùng năm. Liên Hợp Quốc năm 2022 cũng thông qua nghị quyết lên án mọi hình thức bạo lực tình dục và hối thúc các quốc gia hỗ trợ nạn nhân trong quá trình tìm kiếm công lý.

Đạo luật về quyền của nạn nhân tấn công tình dục ước tính tác động đến gần 25 triệu người ở Mỹ, cũng như đem lại quyền lợi chính đáng cho 1,3 tỷ nạn nhân trên toàn thế giới. Nhiều bang Mỹ đã áp dụng đạo luật hoặc dựa vào đó để xây dựng luật bang phù hợp.

"Tôi có thể chấp nhận sự bất công hoặc viết lại luật, và tôi chọn viết lại luật", Amanda nói. "Trong 10 năm qua, tôi đã đổi chiếc kính thiên văn của mình lấy một ngòi bút để soạn thảo các văn bản luật bảo vệ nạn nhân bị xâm hại, và tôi đã thành công".

Amanda gần đây nổi lên là tiếng nói mạnh mẽ của cộng đồng người Mỹ gốc Á và quốc đảo Thái Bình Dương, phản đối nạn thù ghét nhằm vào nhóm người này. Năm 2021, cô chia sẻ video kêu gọi truyền thông tăng cường đưa tin về tình trạng thù ghét chủng tộc ở Mỹ. Vấn đề được Tổng thống Joe Biden chú ý và đưa vào bài phát biểu đầu tiên của ông sau khi nhậm chức.

Năm 2019, Amanda được đề cử giải Nobel Hòa bình vì nỗ lực đấu tranh cho quyền của nạn nhân tấn công tình dục. Năm 2022, tạp chí TIME đưa cô vào danh sách Phụ nữ của năm.

Amanda năm 2016 rời công việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ để dành toàn thời gian cho RISE. Cô còn được truyền cảm hứng bởi các cố vấn trong thời gian ở NASA và muốn trở thành phi hành gia.

Thông tin chi tiết về thời gian, địa điểm chuyến bay vào vũ trụ của Amanda chưa được công bố, nhưng cô rất mong chờ hành trình này và tin rằng nó sẽ góp phần thay đổi cách nhìn nhận về tương lai nhân loại.

"Tôi là người Việt Nam. Tôi bay vào không gian cho những cô gái trẻ Việt Nam có thể nhìn thấy chính mình giữa những vì sao", Amanda nói. "Tôi có thể là người đầu tiên, nhưng sẽ không phải là người cuối cùng".

Như Tâm (Theo Guardian, TIME)

Có thể bạn quan tâm
Cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị tước bằng thạc sĩ

Cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị tước bằng thạc sĩ

09:45 01/07/2025

Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.

Điểm tin thế giới sáng 27/6: Ấn Độ nói 'không' tại hội nghị SCO, Mỹ ký thỏa thuận với Trung Quốc, họp thượng đỉnh EAEU tại Belarus

Điểm tin thế giới sáng 27/6: Ấn Độ nói 'không' tại hội nghị SCO, Mỹ ký thỏa thuận với Trung Quốc, họp thượng đỉnh EAEU tại Belarus

13:00 28/06/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.

Cách Mỹ áp dụng chiến thuật 'giương đông, kích tây' để ném bom Iran

Cách Mỹ áp dụng chiến thuật 'giương đông, kích tây' để ném bom Iran

09:45 26/06/2025

Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.

Thượng đỉnh G7 bế mạc: Phá vỡ thông lệ khi không thể ra tuyên bố chung, cũng chẳng có quan điểm thống nhất về Ukraine

Thượng đỉnh G7 bế mạc: Phá vỡ thông lệ khi không thể ra tuyên bố chung, cũng chẳng có quan điểm thống nhất về Ukraine

14:45 25/06/2025

Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.

Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội

Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội

12:45 25/06/2025

Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.

Xung đột Israel-Iran: Lệnh ngừng bắn còn chưa kịp 'nóng', tên lửa đạn đạo đã trút xuống Israel, IDF quyết đáp trả dữ dội

Xung đột Israel-Iran: Lệnh ngừng bắn còn chưa kịp 'nóng', tên lửa đạn đạo đã trút xuống Israel, IDF quyết đáp trả dữ dội

21:00 24/06/2025

Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

Ông Hun Sen nêu lý do cuộc điện đàm với Thủ tướng Thái Lan bị rò rỉ

Ông Hun Sen nêu lý do cuộc điện đàm với Thủ tướng Thái Lan bị rò rỉ

01:00 23/06/2025

Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.

Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait đề xuất các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác ASEAN với nước sở tại

Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait đề xuất các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác ASEAN với nước sở tại

16:45 22/06/2025

Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.

Lính Nga 'ngồi ở Moskva, lái drone cáp quang tại Ukraine'

Lính Nga 'ngồi ở Moskva, lái drone cáp quang tại Ukraine'

00:00 20/06/2025

Nga thử nghiệm hệ thống điều khiển từ xa, cho phép binh sĩ ở Moskva trực tiếp lái drone cáp quang tại mặt trận Ukraine, cách họ gần 800 km.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale