Hành trình cải tiến tục bắt vợ của người Mông

06:20 04/07/2023

TPO - Bắt vợ là một trong những phong tục giàu bản sắc của đồng bào Mông. Tuy nhiên, phong tục này thường gắn liền với tình trạng tảo hôn nên việc thay đổi, cải tiến là rất cần thiết. Với sự vào cuộc của nhiều cá nhân, tổ chức, tục bắt vợ đã có nhiều thay đổi tích cực. Chuyện ghi tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La - một địa bàn đông người Mông sinh sống.

Cô Vũ Thị Hòa (38 tuổi, quê Quảng Ninh) đã công tác tại trường THCS Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Sơn La 15 năm. Cũng từng ấy năm, cô chứng kiến nhiều lớp học sinh bỏ học vì kết hôn sớm, vì tục cướp vợ.

Tiền Phong Một buổi ngoại khóa của trường THCS Lóng Luông về tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn. 1
Một buổi ngoại khóa của trường THCS Lóng Luông về tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn.

Cô Hòa giơ máy điện thoại cho chúng tôi xem ảnh của em G.T.K.R - học sinh lớp cô chủ nhiệm. Cô bé có nước da trắng, khuôn mặt tròn, mái tóc dày, mượt mà trong ảnh từng là nạn nhân của tục bắt vợ.

Cô Hòa kể, R bị bắt trong buổi đi chơi Tết Nguyên đán năm ngoái. Sau khi biết chuyện, cô liên lạc ngay và được biết, R chỉ quen nhưng không yêu. Dù nhất quyết không chấp nhận nhưng em vẫn bị bạn bắt về. Cô Hòa hỏi, "sao bị bắt không gọi cho bố, mẹ". R bật khóc, em nói đã gọi nhưng bố, mẹ em không đón vì theo tập tục của người Mông, khi bị bắt về nhà, em đã là vợ người ta, là ma nhà người. Bố, mẹ em sợ làng bản nói không biết dạy con, không theo phong tục tập quán của làng bản. Và nếu em có về cũng không được chung sống với bố mẹ nữa.

Cô bé 14 tuổi lúc đó phải đứng trước hai lựa chọn. Một là em chấp nhận bó buộc cuộc đời với người em không yêu, nghỉ học và làm nương rẫy. Thứ hai, em trốn về, gia đình em phải chấp nhận điều tiếng với xóm làng và phải mang tiếng một đời chồng... Thế rồi, R chấp nhận đối mặt và trốn về. Em và gia đình phải chịu lời qua tiếng lại của làng bản, bản thân em cũng phải dọn ra ở riêng, trong một ngôi nhà tạm gần nhà.

Không chỉ R, nhiều bạn nữ người Mông cũng phải chịu áp lực từ những hủ tục trên. Thỉnh thoảng, cô Hòa nhận được tin nhắn của các học sinh, khóc lóc và than phiền cùng cô giáo về cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, phải chịu nhiều áp lực từ việc kinh tế đến nuôi dạy con cái. Nhưng hầu như, các bạn đều không có sự lựa chọn khác và rơi vào vòng luẩn quẩn: Cưới sớm, bỏ học, làm nương rẫy và đói nghèo...

Cô Hòa chia sẻ, tục bắt vợ theo kiểu cưỡng bức đã có xu hướng giảm và chuyển sang hướng tích cực hơn là các em tự nguyện đến với nhau bằng tình cảm; việc "bắt" chỉ là hình thức. Tuy nhiên, các cô phải đối diện với thực tế là chính các em tự nguyện đến với nhau, cưới nhau khi tuổi đời còn quá trẻ, chưa nhận ra được lợi ích của việc học. Tuyên truyền không thành công, đôi lúc, thầy cô phải thỏa hiệp, động viên các em kết hôn rồi quay lại lớp. Tuy nhiên, tình trạng kết hôn quay lại lớp học phần nhiều là học sinh nam, rất ít học sinh nữ vì các em đã thành lao động chính, trở thành các bà mẹ bận bịu với con cái.

"Hễ có thời gian bên cạnh, tôi khuyên các em đừng cưới sớm và chia sẻ cho các em biết cuộc sống hôn nhân cần chuẩn bị những gì. Các em cũng vâng, dạ nhưng rồi vẫn bỏ học, cưới sớm. Nhìn những đứa trẻ mới có 13, 14 tuổi, ngoại hình nhỏ bé, đang học cấp 2 đã làm bố, làm mẹ, tôi thương lắm", cô Hoa chia sẻ.

Tiền Phong Chị Hoàng Thị Hường chia sẻ. 1

Chị Hoàng Thị Hường chia sẻ.

Theo chị Hoàng Thị Hường - nhà hoạt động về giới và sáng lập Toha Coffee, "kéo dâu" thực chất là một văn hóa đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số. Khi đôi trai gái đã đủ tuổi kết hôn, chàng trai, cô gái không được gia đình hai bên ưng thuận, hoặc chàng trai không có đủ tiền thách cưới thì đây như một bước để "đốt cháy giai đoạn". Thế nhưng, dần bị biến tướng thành "bắt vợ", kể cả khi không có sự đồng ý hoặc chưa đủ tuổi kết hôn, dẫn đến tảo hôn.

Theo chị Hường, để giải quyết tình trạng này không có cách nào khác là giáo dục nâng cao nhận thức, để cho các em nhận ra mình có nhiều lựa chọn, và quyết định được số phận của mình. Làm sao để các bạn hiểu ra, việc yêu và cưới là hai chuyện khác nhau, và đừng để quyết định từ cảm xúc nhất thời chi phối. "Việc này, cần phát huy vai trò của Đoàn, Đội và các hoạt động giao lưu giữa các trường vùng cao, để các bạn có nhiều góc nhìn, văn hóa khác nhau" - chị Hường nói.

Thầy Lương Văn Huyến, hiệu trưởng THCS Lóng Luông chia sẻ, tục bắt vợ của người Mông có rất nhiều ràng buộc. Khi người con gái Mông bị bắt làm vợ, người Mông coi như người con gái đó đã đi lấy chồng; nếu quay về nhà, cô gái không được ở nhà cùng với bố mẹ. Ngược lại, đối với người con trai, khi đã bắt một cô gái về làm vợ, phải coi cô gái đó như là người nhà, nếu trả lại phải nộp phạt cho nhà gái. "Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền để giáo dục cho các cháu. Các giáo viên chủ nhiệm cũng thường xuyên chia sẻ, nâng cao nhận thức. Nhà trường cũng đã kết hợp với địa phương, để thành lập các đoàn để đi vận động các gia đình, các cháu" - thầy Huyến nói.

Tiền Phong Thanh niên huyện Vân Hồ, Sơn La trong một buổi tập huấn về bình đẳng giới. 1
Thanh niên huyện Vân Hồ, Sơn La trong một buổi tập huấn về bình đẳng giới.

Thực tế cho thấy, công tác Đoàn đã phát huy vai trò tích cực trong việc thay đổi, cải tiến tập tục này. Anh Mùa A Rê, một người đang tham gia công tác Đoàn của bản Pa Chè 1, xã Vân Hồ, Mộc Châu, Sơn La cho biết: Trong 30 hộ gia đình có thành viên tham gia vào công tác Đoàn tại địa phương, không có bất cứ hộ nào đi bắt vợ hay tảo hôn.

Ông Giàng A Dê, Chủ tịch UBND xã Lóng Luông cho biết, trong 10 đôi kết hôn trên địa bàn xã hiện vẫn còn khoảng 7 đôi tảo hôn. Điều này đến từ nhiều lý do như quen nhau qua mạng, thích nhau, cần người lao động... UBND xã phối hợp với nhà trường, các đoàn thể, làng bản để tuyên truyền, kiểm tra, giám sát để giảm tình trạng tảo hôn và tục bắt vợ.

Có thể bạn quan tâm
Tăng cường xử lý xe dù, bến cóc tại Đà Lạt

Tăng cường xử lý xe dù, bến cóc tại Đà Lạt

17:10 23/03/2024

Hiện tình trạng xe dù, bến cóc, xe trá hình tuyến cố định vẫn chưa được xử lý dứt điểm ở Lâm Đồng, đặc biệt là trên địa bàn TP Đà Lạt, gây ùn ứ giao thông, mất an ninh trật tự và mỹ quan đô thị.

Giả chết để trốn truy nã

Giả chết để trốn truy nã

08:40 21/03/2024

Người đàn ông bị buộc tội hiếp dâm trẻ em được cho là đã nhảy cầu tự tử năm 2009, nhưng thực ra bí mật sống dưới tên giả suốt 15 năm cho đến khi qua đời.

Tai nạn liên hoàn, giao thông ùn tắc kéo dài ở Hòa Bình

Tai nạn liên hoàn, giao thông ùn tắc kéo dài ở Hòa Bình

14:40 14/11/2023

Một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại khu vực dốc Cun đoạn qua TP Hòa Bình khiến giao thông ùn tắc cục bộ, hàng trăm phương tiện nối đuôi nhau dài đến khoảng 4km trong nhiều giờ.

Dự án công viên Tràng An 'treo' đến bao giờ khi người dân chưa chịu di dời?

Dự án công viên Tràng An 'treo' đến bao giờ khi người dân chưa chịu di dời?

06:30 21/07/2023

Ninh Bình - Sau gần 15 năm 'sống treo' giữa dự án Công viên văn hóa Tràng An, đến nay, 80 hộ dân thôn Ích Duệ xã Ninh Nhất, thành...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt thanh niên Việt Nam tiêu biểu tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt thanh niên Việt Nam tiêu biểu tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu

15:20 16/09/2023

Nhân dịp Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức đang diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngày 15/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp mặt 20 thanh niên Việt Nam tiêu biểu tham dự Hội nghị.

Tài xế tông chết bảo vệ khu đô thị vi phạm nồng cồn kịch khung

Tài xế tông chết bảo vệ khu đô thị vi phạm nồng cồn kịch khung

15:30 29/03/2023

Ngày 29/3, Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết đang tạm giữ tài xế taxi tông tử vong một bảo vệ trong khu đô thị Vinhomes Ocean Park. Theo thông tin ban đầu, khoảng 17h ngày 28/3, Công an thị trấn Trâu Quỳ nhận được tin báo tại khu vực trước sảnh R1.02, khu đô thị Vinhomes Ocean Park xảy ra tai nạn giao thông. Kiến ThứcKhu vực nơi xảy ra vụ tai nạn.1 Qua xác minh sơ bộ, Công an xác định lái xe Trịnh Bá Trọng (39 tuổi, ở Cổ Bi, huyện Gia Lâm)...

Đối tượng 24 tuổi giết rồi hiếp dâm, cướp tài sản bạn gái U40 lãnh 26 năm tù

Đối tượng 24 tuổi giết rồi hiếp dâm, cướp tài sản bạn gái U40 lãnh 26 năm tù

23:30 26/06/2024

Long An - Bị cáo Lê Văn Phương bị tòa tuyên phạt 26 năm tù về 3 tội danh gồm: giết người, hiếp dâm và cướp tài sản.

Hà Nội cần tăng cường quản lý cơ sở mầm non ngoài công lập

Hà Nội cần tăng cường quản lý cơ sở mầm non ngoài công lập

09:30 09/03/2023

Trong những vụ bạo hành trẻ mầm non thời gian qua, nhiều trường hợp xuất phát từ các nhà trẻ tư thục, nhóm trẻ tự phát. Do đó, việc tăng...

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

09:40 28/03/2024

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ VII Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Angola diễn ra tại Thủ đô Luanda (Angola), trong các ngày 26 và 27/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Angola đã tới chào xã giao tới các vị lãnh đạo của Angola, đồng thời thăm và làm việc tại trường Đại học Agostinho Neto. Tại các buổi tiếp xúc và làm việc, đại diện lãnh đạo đảng cầm quyền, Quốc hội và Chính phủ Angola đều nhận...

Co loi xay ra
Co loi xay ra