Ngày 20-7, hàng trăm người biểu tình đã xông vào đại sứ quán Thụy Điển ở trung tâm thủ đô Baghdad của Iraq để phản đối vụ đốt kinh Koran ở Thụy Điển.
Theo Hãng tin Reuters, người biểu tình trèo tường và phóng hỏa đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad để phản đối sau khi cảnh sát Thụy Điển phê duyệt một cuộc tụ tập đốt kinh Koran.
Văn phòng báo chí Bộ Ngoại giao Thụy Điển cập nhật thông tin là tất cả nhân viên tại đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad đều an toàn. Họ cũng lên án vụ tấn công và nhấn mạnh chính quyền Iraq cần bảo vệ các cơ quan đại diện ngoại giao.
Trước vụ đột nhập, những người ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo dòng Shiite Moqtada al-Sadr đã kêu gọi biểu tình nhằm phản đối kế hoạch việc đốt kinh Koran ở Thụy Điển.
Một loạt video được đăng lên Telegram cho thấy nhiều người tụ tập xung quanh Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad lúc khoảng 1h sáng 20-7 (giờ địa phương). Họ hô vang các khẩu hiệu ủng hộ ông al-Sadr và xông vào khu phức hợp đại sứ quán khoảng một giờ sau đó.
Các video sau đó cho thấy khói bốc lên từ một tòa nhà trong khu đại sứ quán và những người biểu tình đứng trên mái nhà.
Bộ Ngoại giao Iraq cũng lên án vụ đột nhập và cho biết Chính phủ Iraq đã chỉ thị cho các lực lượng an ninh tiến hành một cuộc điều tra nhanh chóng, xác định thủ phạm và buộc họ phải chịu trách nhiệm.
Theo các nhân chứng của Reuters, sáng 20-7, lực lượng an ninh đã được triển khai bên trong đại sứ quán Thụy Điển và khói bốc lên từ tòa nhà nói trên khi lính cứu hỏa dập tắt đám cháy. Hầu hết những người biểu tình đã rút, nhưng vẫn còn vài chục người lảng vảng bên ngoài đại sứ quán.
Trước khi xảy ra vụ đốt phá tại đại sứ quán Thụy Điển ở Iraq, truyền thông Thụy Điển cho biết cảnh sát quốc gia Bắc Âu này đã chấp nhận đơn xin tụ tập bên ngoài đại sứ quán Iraq tại Stockholm vào ngày 20-7. Những người đăng ký cho biết họ sẽ đốt kinh Koran và cờ Iraq.
Trước đó hồi tháng 6, một người đàn ông tên Salwan Momika - người tị nạn Iraq ở Thụy Điển - đã đốt kinh Koran bên ngoài nhà thờ Hồi giáo lớn nhất tại Stockholm.
Chính phủ một số quốc gia Hồi giáo như Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Jordan và Morocco đã lên tiếng phản đối hành động đốt kinh Koran của ông Salwan. Iraq tìm cách dẫn độ người đàn ông này về nước để xét xử.
Mỹ cũng lên án hành động đốt kinh Koran, nhưng nói thêm việc Thụy Điển cấp giấy phép tụ tập là ủng hộ quyền tự do ngôn luận và không đồng nghĩa tán thành hành động đốt kinh Koran.
Khoảng 10 giờ ngày 4/8, anh Phạm Văn Tân (42 tuổi, trú thôn Quảng Tiến, xã Quảng Sơn) đã bị trượt chân khi di chuyển qua suối gần nhà và bị nước lũ cuốn mất tích.
Chặt phá gần 3 ha rừng phòng hộ ở Hà Tĩnh, người đàn ông 61 tuổi bị phạt 4 năm tù giam, bồi thường cho Nhà nước hơn 1,2 tỷ đồng.
Một công ty luật hoạt động đòi nợ thuê cho các ngân hàng và công ty tài chính bằng cách đặt bình gas và mang quan tài đến nhà của các bị hại và người thân của họ để tạo áp lực.
Chỉ vì cho rằng bị 'nhìn đểu', nhóm bị cáo đã xông vào chém người. Bị hại được xác định không chết là do được cấp cứu kịp thời.
Lực lượng chức năng Thái Lan đã triển khai các thiết bị bay không người lái, công nghệ viễn thám và chó nghiệp vụ, đồng thời tăng cường nhân lực để ngăn chặn hoạt động buôn bán ma túy.
Theo báo cáo, các nước khu vực Caribe ghi nhận số người thiệt mạng vì bạo lực cao gấp 3 lần mức trung bình toàn cầu, thường do súng gây ra, mặc dù các nước này đã siết chặt các quy định sở hữu súng.
Tại hiện trường, nhiều xe đạp, xe máy điện cháy trơ khung, nằm ngổn ngang bên trong tầng 1 ngôi nhà xảy ra hoả hoạn làm 3 người trong gia đình ở Hà Nội tử vong.
Cặp vợ chồng lái xe “biểu diễn xiếc” đổi chỗ cho nhau trên đèo Hải Vân bị công an khởi tố tội gây rối trật tự công cộng.
Lực lượng an ninh đã giành lại quyền kiểm soát nhà tù La Pica ở bang Monagas, miền Đông Venezuela, mà các băng đảng đã biến cơ sở này thành một 'trung tâm tống tiền' qua điện thoại.