Gia đình các con tin Israel và hàng nghìn người ủng hộ họ tuần hành tại Jerusalem kêu gọi chính phủ hành động lập tức để cứu những nạn nhân bị Hamas bắt.
Ước tính khoảng 20.000 người đã tham gia cuộc tuần hành dọc theo đường cao tốc chính Tel Aviv-Jerusalem trong ngày 18/11 nhằm gây áp lực yêu cầu chính phủ Israel "làm mọi thứ có thể để đưa các con tin trở về".
"Chúng tôi mong muốn họ gặp chúng tôi, chúng tôi muốn họ cho chúng tôi biết họ sẽ thực hiện điều đó như thế nào", Noam Alon, 25 tuổi, người có mặt trong đám đông biểu tình, ôm bức ảnh của bạn gái bị bắt cóc, nói. "Chúng tôi không thể chờ đợi lâu hơn nữa nên chúng tôi yêu cầu họ làm điều đó ngay bây giờ, trả bất cứ giá nào để đưa các con tin trở về".
Khoảng 240 người Israel được cho là đang bị Hamas bắt ở Dải Gaza sau cuộc đột kích ngày 7/10.
Nhiều người thân và bạn bè của các con tin lo sợ họ sẽ bị tổn hại trong những cuộc tấn công của Israel vào Gaza nhằm tiêu diệt Hamas. Tuy nhiên, chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói rằng hoạt động quân sự giúp tăng cơ hội giải cứu con tin, thông qua trao đổi tù nhân.
Dù vậy, nhiều người Israel cho rằng chính phủ đang bị che mờ mắt vì cơn giận dữ trước cuộc tấn công của Hamas.
Trong số những người tuần hành đến Jerusalem có lãnh đạo phe đối lập Yair Lapid, người ủng hộ tấn công Hamas nhưng yêu cầu Thủ tướng Netanyahu từ chức.
Hamas cho biết một số con tin đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào Gaza. Điều này càng thúc đẩy tâm lý hoang mang và giận dữ của các nhà vận động cũng như gia đình các con tin.
"Không thể nào có chuyện 240 người bị bắt cóc và chính phủ không đối thoại với người thân của họ, không nói cho họ biết chuyện gì đang xảy ra, những gì đang được thảo luận, đề xuất hay lý do đồng tình, phản đối", nhà vận động Stevie Kerem nói.
Cùng tham gia cuộc tuần hành còn có Adriana Adri. Mẹ chồng cô nằm trong số những người bị Hamas bắt.
"Chúng tôi đang tuần hành đến Jerusalem để đưa bà ấy trở lại, để hét lên rằng bà ấy phải ở đây", Adri cho hay. "Chúng ta không còn thời gian nữa. Chúng tôi không biết bà còn sống hay không".
Trong bầu không khí tuyệt vọng bao trùm, một người tuần hành vẫn tỏ ra lạc quan. "Tôi hài lòng với thực tế là chúng tôi có toàn bộ người dân Israel ủng hộ mình", Leshem-Gonen, người có con gái bị Hamas bắt, nói.
Vũ Hoàng (Theo Reuters)
Này 13/3, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, nước này đã phóng thử thành công 2 tên lửa hành trình chiến lược từ tàu ngầm ngoài khơi thành phố duyên hải Sinpo, phía Đông Triều Tiên vào sáng 12/3.
Quân đội Mỹ cấm bay trực thăng lai V-22 Osprey, sau khi một chiếc 'Chim ưng biển' này gặp nạn ở Nhật Bản khiến 8 binh sĩ thiệt mạng.
Joseph Daniel Schmidt, từng làm trong đơn vị tình báo quân đội Mỹ năm 2015-2020, bị bắt vì cáo buộc âm mưu chuyển thông tin quốc phòng cho Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này từ chối cho Ngoại trưởng Iran thăm Washington, cho rằng đáp ứng đề nghị này là không phù hợp.
Thủ tướng Tây Ban Nha Sanchez bảo vệ bình luận mà ông đưa ra về cuộc tấn công của Israel ở Gaza, nói rằng 'đây là vấn đề nhân đạo'.
Ngày 11/10, Bộ Thống nhất Hàn Quốc khẳng định sẽ đưa ra quyết định về việc tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên, sau khi theo dõi chặt chẽ tiến độ chuẩn bị của các tổ chức quốc tế cho các dự án viện trợ.
Vụ tai nạn đường sắt ở Ấn Độ hồi đầu tháng Sáu khiến hàng trăm người thiệt mạng và đây không phải là vụ việc thương tâm đầu tiên trong lịch sử ngành đường sắt.
Văn phòng Tổng thống Pháp thông báo chuẩn bị cử tàu sân bay trực thăng Dixmude tới phía đông Địa Trung Hải để cung cấp hỗ trợ y tế cho Dải Gaza.
Các Ngoại trưởng Arab nhấn mạnh phải xử lý nghiêm mọi hành vi xâm phạm đến sự thiêng liêng của tôn giáo, đồng thời kêu gọi ban hành luật quốc tế nhằm hình sự hóa hành vi coi thường tôn giáo.