Hàng nghìn người Chăm theo đạo Bàni đi tảo mộ ông bà tổ tiên ở các nghĩa trang gia tộc, khởi đầu mùa lễ Ramưwan truyền thống.
Ngày 27/2, tại Ninh Thuận, người Chăm theo đạo Bàni đổ về các khu nghĩa trang tảo mộ (tiếng Chăm: Nao ghur). Ở nghĩa trang làng Chăm, xã Phước Nam (huyện Thuận Nam), dòng người mặc trang phục truyền thống (áo dài, váy, đầu choàng) đi đến khu mộ của gia tộc thực hiện nghi lễ cho người đã khuất. Tại đây, những phần mộ chỉ phủ cát tự nhiên, đặt hai hòn đá ở phía đầu (hướng bắc) và phía chân (hướng nam) đánh dấu.
Người đi tảo mộ sau khi bái lạy đã làm cỏ, vun đất, tưới nước, sửa sang lại từng mộ phần. Sau đó, họ cùng cúng lễ tại mộ, mời gia tiên về nhà dự lễ trong mùa Ramưwan. Nghi thức cúng mộ do tu sĩ Po Acar hoặc những người đàn ông biết chữ Chăm thuộc kinh Koran tiến hành.
Ramưwan được đọc chệch ra từ Ramadan (tiếng Ả Rập) có nghĩa là "Tháng chín Hồi lịch". Đây là tháng chay niệm không chỉ của người Chăm theo đạo Bàni (Hồi giáo theo nghi thức bản địa của người Chăm xưa) mà còn của cả cộng đồng Hồi giáo trên thế giới.
Sư cả Châu Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng chức sắc Hồi giáo Bàni, cho biết lễ Ramưwan của người Chăm có sắc thái riêng do có sự pha trộn giữa nghi lễ của Hồi giáo và văn hoá truyền thống bản địa của Vương quốc Chămpa cổ. Cho nên lễ hội có những điểm khác biệt so lễ Ramadan của người theo Islam.
Ramưwan không chỉ là lễ chay niệm, đọc kinh, cầu nguyện mà còn kết hợp với lễ cúng gia tiên. Mùa lễ có 3 phần chính, gồm: đi tảo mộ, cúng gia tiên và lễ chay niệm. Sau lễ tảo mộ, bà con trở về nhà, cúng tổ tiên. Các thành viên trong gia đình cùng cầu nguyện, khấn vái, xin ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ, công ăn việc làm được thuận lợi, thành công.
Cúng xong, các gia đình thường mời bà con, anh em, bạn bè, cùng ăn uống, ca hát vui vẻ. Không khí vui tươi được xem như ngày Tết, nên còn được gọi là Tết Ramưwan.
Sau ba ngày ăn lễ gia tiên vui vẻ, các làng Chăm theo đạo Bàni bắt đầu chìm vào không gian trầm lắng. Họ giữ tâm hồn thanh tịnh, không sát sinh, không ca hát nhảy múa... Nam cũng như nữ mặc trang phục màu trắng truyền thống để hàng ngày đến thánh đường dự lễ Ramưwan.
Tại thánh đường, tất cả tu sĩ phải tập trung, không được trở về nhà sinh hoạt với gia đình như ngày thường. Ban ngày họ phải nhịn đói suốt tháng lễ và chỉ được ăn vào ban đêm. Mỗi ngày đêm, họ cầu nguyện 5 lần gồm đọc kinh Koran, cầu thánh Awluah (Alla). Lễ này diễn ra suốt một tháng mới kết thúc.
Ninh Thuận có đông người Chăm sinh sống nhất trong cả nước với hơn 74.000 người. Người Chăm sống tập trung tại 22 làng (palei) trên địa bàn 6 huyện, thành phố trong tỉnh. Họ theo hai tôn giáo chính là: Bàlamôn và Hồi giáo Bàni. Một số ít theo Hồi giáo Islam. Trong đó, người Chăm theo đạo Bàni có hơn 27.000 người.
Tư Huynh - Phước An
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.