Hàng nghìn người Armenia biểu tình tại thủ đô Yerevan, yêu cầu Thủ tướng Pashinyan từ chức vì nhường lại quyền kiểm soát 4 làng biên giới cho Azerbaijan.
Tổng giám mục Bagrat Galstanyan, lãnh đạo nhà thờ ở vùng Tavush, nơi có 4 ngôi làng biên giới vừa được trao trả cho Azerbaijan, đã lãnh đạo cuộc biểu tình của hàng nghìn người Armenia tại quảng trường trung tâm thủ đô Yerevan hôm nay.
"Người dân của chúng tôi muốn thay đổi thực tế cay đắng mà mình đang phải hứng chịu", Galstanyan nói, thêm rằng việc sửa lại đường biên giới "chỉ được phép thực hiện sau khi ký hiệp ước hòa bình" với Azerbaijan.
Chính phủ Armenia ngày 24/5 thông báo nước này đã kiểm soát 4 ngôi làng Baghanis Ayrum, Ashaghi Askipara, Kheyrimli và Ghizilhajili sau khi chiếm giữ từ những năm 1990. Tuy nhiên, 4 ngôi làng biên giới từ giờ được trả về cho Azerbaijan sau khi hai nước nhất trí về phân định đoạn biên giới dài 12,7 km.
"Chúng tôi yêu cầu ông Nikol Pashinyan từ chức ngay lập tức", Artur Sargsyan, người biểu tình 67 tuổi, đề cập tới Thủ tướng Armenia. "Tôi đã chiến đấu trong 2 cuộc chiến với Azerbaijan và sẽ không để ông ta nhường đất đai của chúng tôi cho họ".
Các cuộc biểu tình bắt đầu bùng phát ở Armenia từ tháng trước sau khi chính phủ nhất trí nhường quyền kiểm soát phần lãnh thổ này cho Azerbaijan. Khu vực nhượng lại có tầm quan trọng chiến lược đối với Armenia vì nó bao gồm các đoạn cao tốc quan trọng nối tới Gruzia.
Cư dân Armenia ở các khu định cư gần đó nói rằng động thái của chính phủ đã chia tách họ với phần còn lại của đất nước, cáo buộc Thủ tướng Pashinyan cho không nước láng giềng phần lãnh thổ này.
Ông Pashinyan bảo vệ động thái mới của chính phủ, khẳng định giải quyết các tranh chấp biên giới với Azerbaijan là "cách đảm bảo duy nhất cho sự tồn tại của Armenia trong biên giới hợp pháp và được quốc tế công nhận".
Tổng giám mục Galstanyan đang tìm cách luận tội Thủ tướng Pashinyan, cựu nhà báo lên nắm quyền lãnh đạo Armenia sau các cuộc biểu tình ôn hòa mà ông lãnh đạo năm 2018. Ông Galstanyan tuyên bố sẽ từ bỏ chức vụ giáo sĩ để tranh cử thủ tướng, đồng thời kêu gọi nhanh chóng tổ chức bầu cử quốc hội.
Các đảng đối lập sẽ cần ít nhất ủng hộ của một nghị sĩ đảng cầm quyền hoặc nghị sĩ độc lập để khởi động quá trình luận tội Thủ tướng. Thành công của nỗ lực này sẽ phụ thuộc vào ít nhất 18 nhà lập pháp từ chính đảng của ông Pashinyan bỏ phiếu tán thành lật đổ lãnh đạo hiện tại.
Thanh Tâm (Theo AFP)
Việc xuất hiện trước công chúng ở Lễ rước Quân kỳ dù đang phải chiến đấu với ung thư khiến Vương phi Kate như một 'siêu chiến binh', theo chuyên gia hoàng gia.
Giới chức miền đông Libya nói ít nhất 2.000 người thiệt mạng, hàng nghìn người mất tích ở thành phố Derna sau khi hứng lũ quét do bão và mưa lớn.
Ông Tập và ông Putin ca ngợi Sáng kiến Vành đai và Con đường là 'câu chuyện thành công', gắn kết thế giới khi khai mạc diễn đàn cấp cao về sáng kiến này tại Bắc Kinh.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/12.
Lãnh đạo Rostec cho biết Nga không điều T-14 Armata tham chiến tại Ukraine do giá thành cao, dù xe tăng này có nhiều tính năng vượt trội.
Ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” đã góp phần đưa vị thế đất nước lên tầm cao mới. Góp phần cho thành công này, hợp tác quốc tế về báo chí trong thời kỳ mới đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra thế giới.
Binh sĩ Ukraine nói họ buộc phải bỏ xe thiết giáp để hành quân bộ tới tiền tuyến, do lo sợ có thể bị UAV Nga tập kích.
Truyền thông Nga tiết lộ hệ thống phòng không S-500 của nước này đã bắn hạ thành công vũ khí siêu vượt âm trong thử nghiệm gần đây.
Nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về khả năng Nga triển khai quân Triều Tiên ở Ukraine. Trong khi đó Nga từ chối thảo luận công khai về nội dung hợp tác với Triều Tiên.