Hệ thống nước sạch nông thôn chưa phủ khắp, nhiều nơi không thể khoan giếng, khiến hàng nghìn hộ dân Cà Mau tiếp tục lo thiếu nước ngọt trong mùa khô. Dù đã có giải pháp bổ sung nguồn cấp nước, nhưng tình trạng khan hiếm vẫn chưa thể khắc phục triệt để.
Sử dụng lu, khạp trữ nước
Tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt vào mùa khô từ lâu đã trở thành nỗi lo thường trực của người dân khu vực xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, Cà Mau. Mùa khô năm nay đang tới gần, người dân nơi đây vẫn còn đó nỗi lo cũ.
Xã Biển Bạch có 70% diện tích khi khoan giếng nước không có nước ngọt, nên hầu hết người dân chỉ chờ nước mưa và từ trạm cấp nước.
Ông Trần Bình Đặng (81 tuổi, xã Biển Bạch) cho biết, lâu nay người dân phải trữ nước mưa để dùng trong mùa khô. Dù đã có trạm cấp nước, nhưng nguồn nước chỉ đủ trong vài tháng đầu. Hai, ba năm nay, tình trạng cấp nước thất thường ngay từ đầu mùa khô, chất lượng cũng không đảm bảo.
Theo ông Đặng, nhà nào có điều kiện thì đầu tư được bồn, thùng chứa nước ngọt cỡ lớn để trữ dùng qua mùa khô, hộ khó khăn chỉ đựng trong khạp, lu… sử dụng mấy ngày là hết.
Bà Dương Thị Hằng, ở xã Biển Bạch, cho biết thêm vào mùa khô, nước ngọt ít, gia đình tắm rửa, giặt đồ bằng nước lợ rồi tráng qua nước ngọt.
Ông Đỗ Vũ Lực, Phó Chủ tịch UBND xã Biển Bạch, thông tin, hiện toàn xã có khoảng 500 hộ đang gặp tình trạng thiếu nước, trong đó 300 hộ có đường ống của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau kéo qua, nhưng nguồn nước không đảm bảo. Xã đã kiến nghị cấp trên đầu tư thêm trạm cấp nước phục vụ bà con địa phương, nhưng hiện chưa triển khai.
Ông Lê Công Nguyên, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau cho rằng, Nhà nước đã đầu tư trạm cấp nước cho xã Tân Bằng và Biển Bạch, với công suất 1.200m3/ngày đêm, chiều dài ống hơn 100km. Tuy nhiên, vào lúc cao điểm, nhiều hộ dùng, dẫn đến tình trạng nước không tới được những hộ cuối đường ống.
“Chúng tôi sẽ tham mưu cấp thẩm quyền để kiến nghị UBND tỉnh Cà Mau khoan thêm giếng cấp nước bổ sung cho nhà máy hiện hữu. Đồng thời, các trạm cấp nước mới đã xong mặt bằng, sẽ triển khai để hoàn thành vào tháng 9.2025, với 6 trạm và đường ống dẫn, tổng vốn 180 tỉ đồng”.
Cung cấp nguồn nước ngọt cho người dân
Toàn tỉnh Cà Mau có hơn 307.000 hộ dân, trong đó hơn 233.000 hộ sinh sống ở vùng nông thôn. Theo rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, tỉ lệ hộ nông thôn có nước hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt chiếm 94,52%. Tuy nhiên, trong số này chỉ có khoảng 17,47% hộ tiếp cận được hệ thống cấp nước tập trung do Nhà nước đầu tư; hơn 77% còn lại sử dụng nguồn nước từ giếng khoan riêng lẻ. Còn 5,48% số hộ dân còn lại (hơn 12.700 hộ) vùng nông thôn của tỉnh thiếu nước ngọt hợp vệ sinh.
Thực tế cho thấy, do chưa có nguồn nước ngọt bổ sung nên đến giờ nguồn nước sinh hoạt của cư dân Cà Mau chủ yếu được dự trữ vào những tháng mùa mưa và được khai thác ngầm từ lòng đất. Trong khi đó, vì điều kiện địa chất, nhiều nơi trong tỉnh không khoan được giếng nước ngọt bởi nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn… Gần đây, một số trạm cấp nước quy mô nhỏ được đầu tư từ trước bị hư hỏng, xuống cấp, không bảo đảm cung cấp nước cho dân.
Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau Lê Công Nguyên nêu, thực tế nhiều công trình nước sạch được đầu tư đã lâu, xuống cấp cần đầu tư tiếp. Nhiều trạm cấp nước hoạt động kém hiệu quả do dân cư không tập trung, tiền nước thu được không đủ để bù đắp chi phí quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng công trình.
Hiện hồ chứa nước ngọt tại xã Khánh An, huyện U Minh, Cà Mau đã hoàn thành, góp phần giảm áp lực thiếu nước cho vùng U Minh Hạ. Với diện tích 102ha, dung tích 3,85 triệu mét khối, tổng kinh phí hơn 248 tỉ đồng, hồ sẽ cung cấp nước sạch cho hơn 13.000 hộ dân và dự phòng chữa cháy rừng. Sau khi tích nước, vận hành ổn định, tỉnh Cà Mau kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý nước nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt và phục vụ công tác phòng chống cháy rừng mùa khô.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.