Ngày 14-10, quân đội Hàn Quốc tuyên bố 'hoàn toàn sẵn sàng' sau khi Triều Tiên ra lệnh cho lực lượng ở biên giới chuẩn bị khai hỏa, giữa căng thẳng liên quan đến thiết bị bay không người lái giữa hai miền Triều Tiên.
Theo Hãng tin AFP, Triều Tiên cáo buộc Seoul điều thiết bị bay không người lái (drone) xâm nhập Bình Nhưỡng 3 lần để rải truyền đơn trong những ngày gần đây.
Ngày 13-10, Bình Nhưỡng nhấn mạnh nếu phát hiện thêm drone thì sẽ coi đó là "lời tuyên chiến" từ Seoul.
Quân đội Hàn Quốc trước đó đã phủ nhận việc điều drone vào Triều Tiên. Suy đoán cho rằng các nhóm hoạt động ở Hàn Quốc đứng sau hành động này. Các nhóm này trước đây đã gửi bóng bay đem theo truyền đơn và tiền USD vào Triều Tiên.
Tuy nhiên, Triều Tiên khẳng định Hàn Quốc phải chính thức chịu trách nhiệm cho việc này. Bình Nhưỡng đã ra lệnh cho 8 lữ đoàn pháo binh trong tư thế sẵn sàng chiến đấu "chuẩn bị khai hỏa", đồng thời tăng cường các trạm giám sát trên không ở Bình Nhưỡng.
Ngày 14-10, bà Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nhấn mạnh các vụ drone xâm nhập là "một khiêu khích ác ý, không thể tha thứ" với Bình Nhưỡng, đồng thời kêu gọi Seoul đưa ra các biện pháp ngăn chặn tái diễn hành vi vi phạm không phận Triều Tiên.
Cùng ngày, phát ngôn viên Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) Lee Seong Joon phát biểu: "Quân đội của chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và hoàn toàn sẵn sàng ứng phó với các hành động khiêu khích của Triều Tiên".
JCS cũng cho rằng những tuyên bố của Triều Tiên là "vô lý".
"Triều Tiên thậm chí không thể xác định nguồn gốc của drone trên bầu trời Bình Nhưỡng nhưng lại đổ lỗi cho Hàn Quốc, trong khi cũng im lặng về việc đã điều drone về Hàn Quốc tới 10 lần" - người phát ngôn JCS nhấn mạnh.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết cáo buộc về drone của Triều Tiên có thể là nỗ lực nhằm củng cố sự đoàn kết nội bộ. Phát ngôn viên Koo Byoung Sam của bộ này cho rằng Bình Nhưỡng có thể đang tìm cớ "để thực hiện các hành động khiêu khích hoặc tạo ra sự lo lắng và hoang mang trong xã hội Hàn Quốc".
Nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định nước này sẵn sàng thúc đẩy hơn nữa liên lạc chiến lược, tăng cường lòng tin chiến lược với Nga.
Ngày 27/5, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Tổng hợp La Habana ký kết Biên bản ghi nhớ giai đoạn 2024-2029, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo Việt Nam-Cuba.
Ukraine nói Nga giảm các cuộc tấn công nhằm vào Avdeevka, thành phố có biệt danh 'Bakhmut thứ hai', nguyên nhân có thể là thời tiết xấu.
Liên minh Bolivar vì các dân tộc ở châu Mỹ của chúng ta (ALBA) mới đây bày tỏ quan ngại trước “nguy cơ của chủ nghĩa can thiệp” ở Haiti.
Theo truyền thông Nga, nước này sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới vào ngày 17-3-2024. Tuy nhiên, chưa rõ khả năng tái tranh cử của ông Vladimir Putin.
Ngày 21/3, chiếc xuồng cao tốc chở khoảng 12 hải tặc Somalia lao về phía một tàu chở hàng có tên Abdullah, thuộc sở hữu của Bangladesh ở Tây Ấn Độ Dương, các thủy thủ đoàn đã phát tín hiệu cầu cứu và gọi đến đường dây nóng khẩn cấp.
Bộ Ngoại giao Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây không công nhận ông Putin là Tổng thống hợp pháp của Nga, nhưng Mỹ bác bỏ.
Ngày 29/8, Ấn Độ và Trung Quốc họp trao đổi quan điểm 'thẳng thắn, mang tính xây dựng và hướng tới tương lai' về tình hình dọc theo Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC).
Giới phân tích xem cuộc trưng cầu ý dân này như một nỗ lực huy động toàn bộ cử tri nòng cốt tham gia cuộc bầu cử ngày 15/10 vốn được đánh giá là quan trọng nhất trong hơn 30 năm qua tại quốc gia này.