Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho rằng Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật đa nòng siêu lớn KN-25 có thể trang bị vũ khí hạt nhân vào sáng 5-11.
Phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 5-11, một quan chức của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết các nhà phân tích của hội đồng này dự đoán tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) mà Triều Tiên phóng sáng cùng ngày có thể là tên lửa đạn đạo chiến thuật đa nòng siêu lớn KN-25.
Vụ phóng tên lửa trên diễn ra 5 ngày sau vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn mới Hwasong-19 của Triều Tiên, và chỉ vài giờ trước khi cuộc bỏ phiếu bầu cử tổng thống Mỹ bắt đầu.
Tên lửa của KN-25 có đường kính ước tính 600mm, chiều dài 8,2m, trọng lượng 3 tấn có tầm bắn từ 200 - 400km. Tháng 10-2022 Bình Nhưỡng đã tuyên bố KN-25 là một phần trong khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật của nước này.
Hồi năm 2023, truyền thông quốc tế dự đoán Bình Nhưỡng có thể đang cố gắng phát triển các siêu hỏa tiễn KN-25 600mm, đưa vũ khí này thành một trong những trụ cột của lực lượng hạt nhân chiến thuật của Triều Tiên.
Vị quan chức của JCS giải thích trước đó các tên lửa KN-25 600mm thường được phóng từ phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng, nhưng hôm nay nó lại được phóng từ Sariwon, thủ phủ tỉnh Hwanghae Puk, miền nam Triều Tiên.
“Triều Tiên đã phóng tên lửa từ một xe phóng di động (TEL) ở một khu vực ngẫu nhiên và không phải từ một khu vực thường phóng thử. Điều này có thể cho thấy Bình Nhưỡng đang cố gắng chứng minh khả năng tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật bất ngờ nhằm vào Hàn Quốc ở miền nam”, quan chức của JCS giải thích rõ.
Các nhà phân tích Hàn Quốc cũng nhận định nếu tên lửa Hwasong-19 được phóng hồi tuần trước là mối đe dọa hạt nhân cho Mỹ, thì tên lửa sáng nay là mối nguy hiểm cho chính Hàn Quốc.
Giới quân sự Hàn Quốc dự đoán Bình Nhưỡng có thể phóng thêm tên lửa siêu thanh hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), triển khai vụ thử hạt nhân thứ 7, phóng thêm một phương tiện vào không quan, tiến hành bắn phá vào các hòn đảo ở phía tây bắc bán đảo Triều Tiên bằng súng và pháo binh, điều máy bay không người lái (drone) và sử dụng thiết bị GPS gây nhiễu sóng tuyến các thiết bị của Seoul trong thời gian tới.
“Chúng tôi nhận định họ đang tích cực chuẩn bị cho vụ phóng tên lửa siêu thanh và SLBM ở khu vực Sinpo”, một quan chức khác của JCS nói thêm.
Phía Seoul dự đoán nếu Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 7, thì đó sẽ là vụ thử kích nổ vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ (vũ khí hạt nhân chiến thuật) gắn trên bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn 600mm.
Israel đang lo lắng trước thông tin Mỹ có thể sắp công bố các biện pháp trừng phạt đối với tiểu đoàn Netzah Yehuda của IDF.
Ngày 16/1, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik đánh giá, Triều Tiên rõ ràng đã đạt được “một số tiến bộ” trong quá trình theo đuổi mục tiêu phát triển tên lửa siêu vượt âm.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố sẽ chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong, vào ngày 15/5.
Israel cảnh báo quan hệ với Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha đối mặt hậu quả nghiêm trọng, sau khi ba nước này thông báo sẽ công nhận nhà nước Palestine.
Cô bé 8 tuổi Nada Abu Hiya đã phải hứng chịu ba trận bom trên hành trình sơ tán từ phía bắc Dải Gaza theo yêu cầu của Israel.
Không quân Israel tấn công vị trí của nhóm Hezbollah và quân đội Syria gần thủ đô Damascus khiến hai binh sĩ nước này bị thương.
Nhà Trắng công bố gói viện trợ quân sự khẩn cấp trị giá 300 triệu USD cho Ukraine, trong đó có tên lửa phòng không và đạn pháo.
Các quan chức Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Biden sắp phê duyệt chuyển tên lửa tầm xa hoặc rocket chứa đạn chùm phóng từ HIMARS cho Ukraine.
Ngoại trưởng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tề tựu ở Brussels (Bỉ) từ ngày 28-30/11 để thảo luận nhiều vấn đề lớn.