Bộ Ngoại giao Hàn Quốc triệu Đại sứ Nga để phản đối tuyên bố gần đây của Moscow về quan điểm của Tổng thống Yoon Suk-yeol liên quan đến Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Ảnh: Tân Hoa xã |
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. (Nguồn: Yonhap) |
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 3/2 đã triệu Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Georgy Zinoviev tới để phản đối tuyên bố gần đây của một quan chức Bộ Ngoại giao Nga về quan điểm của Tổng thống Yoon Suk-yeol đối với chính quyền Triều Tiên.
Trước đó, hôm 31/12/2023, Tổng thống Yoon đã mô tả Triều Tiên là "quốc gia duy nhất trên thế giới hợp pháp hóa chính sách sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công phủ đầu", giữa lúc căng thẳng leo thang do một loạt vụ thử vũ khí của Bình Nhưỡng kể từ đầu năm.
Tin liên quan |
Triều Tiên phóng nhiều tên lửa hành trình lần thứ 4 từ đầu năm Triều Tiên phóng nhiều tên lửa hành trình lần thứ 4 từ đầu năm |
Trong phần bình luận được đưa ra ngày hôm sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã phê phán nhận xét của ông Yoon mang tính “thành kiến rõ ràng”.
Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Byung-won đã triệu Đại sứ Zinoviev để phản đối nhận xét của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga. Trong cuộc gặp, ông Chung bày tỏ “rất lấy làm tiếc” về việc chỉ trích nhận xét của Tổng thống Hàn Quốc bằng ngôn ngữ thiếu tôn trọng, đồng thời cảnh báo hành động như vậy có thể làm xấu đi mối quan hệ song phương.
Về phần mình, Đại sứ Zinoviev cho biết ông sẽ lập tức thông báo cho Moscow về quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc.
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đưa ra một tuyên bố riêng, cho rằng bình luận của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga là "dưới tiêu chuẩn và thiên vị".
"Bình luận này đã phớt lờ thực tế rõ ràng và khách quan rằng lời lẽ đe dọa và các hành động khiêu khích quân sự liên tục của Triều Tiên đã làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và khu vực" - Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói.
Trong diễn biến khác, ngày 3-2, Triều Tiên tuyên bố nước này đã tiến hành "cuộc thử nghiệm sức mạnh đầu đạn siêu lớn trên tên lửa hành trình" và bắn thử một loại tên lửa phòng không mới vào ngày trước đó.
Ngày 29/7, Quốc vương Mohammed VI của Morocco tin tưởng vào triển vọng bình thường hóa quan hệ và mở cửa biên giới với Algeria trong bối cảnh hai bên leo thang căng thẳng về tranh chấp khu vực Tây Sahara.
Mới đây, tại Thư viện thành phố Prague đã chính thức khai mạc Liên hoan phim ASEAN mở rộng với sự tham gia của 8 quốc gia bao gồm Việt Nam, Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong ngày 26/7, đại diện một số cơ quan, ban ngành của Kazakhstan và nhiều cơ quan đại diện ngoại giao tại thủ đô Astana tiếp tục đến viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hungary quyết không gửi vũ khí cho Ukraine, đảng cực hữu Israel dọa rời chính phủ, Thụy Điển mong Thổ Nhĩ Kỳ sớm làm điều này…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Dự kiến trong ngày 1/5, tâm điểm của cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Philippines Ferdinand Marcos tại Nhà Trắng sẽ là các động thái nhằm kiểm soát hành động bành trướng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các hoạt động giao lưu hữu nghị thanh niên tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là hoạt động ý nghĩa hướng tới Năm giao lưu nhân văn Việt Nam-Trung Quốc và 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950-18/1/2025).
Lực lượng cứu hộ Ấn Độ đã giải cứu được toàn bộ 41 công nhân mắc kẹt 17 ngày trong đường hầm tại bang Uttarakhand.
Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cam kết mở rộng hơn nữa quy mô viện trợ không hoàn lại cho nhiều lĩnh vực của Việt Nam, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Ngày 18/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn thị trấn Avdiivka gần Donetsk, miền Đông Ukraine.